TPO - Phường Bách Nghệ - Trung tâm Nghiên cứu, Phát triển và Ứng dụng sản phẩm làng nghề Việt ra đời từ ý tưởng khôi phục, bảo tồn và phát huy giá trị của các sản phẩm thủ công truyền thống. Những ngày này, Phường Bách Nghệ trưng bày và tổ chức hoạt động trải nghiệm làm nhiều món đồ chơi Trung thu truyền thống như đèn ông sao, mặt nạ giấy bồi, tò he, đèn kéo quân...
TPO - Nằm sâu trong con ngõ nhỏ, ngôi nhà nhỏ của vợ chồng ông Nguyễn Văn Hòa và bà Đặng Hương Lan là "xưởng" sản xuất mặt nạ giấy bồi duy nhất còn giữ được nghề giữa lòng phố cổ Hà Nội.
TPO - Gần một tháng nữa mới đến Tết Trung thu nhưng những món đồ chơi đã được bày bán tại rất nhiều cửa hàng lưu niệm, trong đó đồ chơi truyền thống được làm thủ công chiếm sóng thị trường
TPO - Còn hơn một tháng nữa mới đến tết Trung thu nhưng những xưởng làm đồ chơi Trung thu ở làng Ông Hảo (xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên) đã tất bật ngày đêm với những đơn hàng được đặt trước.
TPO - Một trong những phụ kiện nổi bật không thể không nhắc tới mỗi mùa Trung Thu về chính là chiếc mặt nạ. Mặt nạ nhựa giờ không còn là lựa chọn hàng đầu mà nhường ngôi cho mặt nạ giấy bồi truyền thống. Giới trẻ cũng có thể thỏa sức sáng tạo trong các workshop làm mặt nạ.
TPO - Giữa “cơn bão” của đồ chơi hiện đại, mặt nạ giấy bồi vẫn là một trong những món đồ chơi truyền thống mỗi dịp trăng rằm. Vợ chồng nghệ nhân Nguyễn Văn Hòa-Đặng Hương Lan (Hà Nội) vẫn cần mẫn chuẩn bị hàng nghìn chiếc mặt nạ cho trẻ vui chơi mỗi dịp tết Trung thu.
TPO - Trước sự cạnh tranh ngày càng lớn từ thị trường đồ chơi hiện đại, nghề làm mặt nạ giấy bồi dần mai một, nhiều nghệ nhân phải bỏ nghề vì khó khăn đầu ra, sản phẩm kén khách. Trung thu năm nay trong bối cảnh bị ảnh hưởng nhiều vì COVID-19, mặt nạ truyền thống thêm một lần nữa lao đao tìm chỗ đứng.