TP - Nếu được Chính phủ thông qua Dự thảo Nghị định sửa đổi một số quy định thi hành Luật Đường sắt, ngành Đường sắt có thể tiếp tục sử dụng thêm hơn 1.700 đầu máy và toa tàu đang tạm thời hết niên hạn sử dụng. Việc gia hạn này để hỗ trợ đường sắt lúc khó khăn, tránh lãng phí trong thời gian thực hiện các cam kết của Việt Nam về giảm phát thải.
TPO - Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đồng tình với các ý kiến về việc giám sát phải có trọng tâm, trọng điểm, và cần đẩy việc giám sát bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ lên trước.
TPO - Bộ Giao thông vận tải vừa hoàn tất dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 65/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt với đề xuất Chính phủ cho phép kéo dài hạn sử dụng tới hết năm 2030 đối với những đầu máy, toa tàu hết niên hạn, nhưng được bảo dưỡng, sửa chữa tốt.
TPO - Lãnh đạo Bộ GTVT thừa nhận, sau 5 năm thực hiện Luật Đường sắt, thực tế chính sách ưu đãi, kêu gọi đầu tư xã hội cho đường sắt không đạt; hạ tầng đường sắt vẫn lạc hậu, thị phần vận tải giảm… Thực tế này đòi hỏi phải sửa đổi luật để tạo động lực phát triển, hiện đại hoá đường sắt trong thời gian tới.
TP - “Luật thì nói cấm nhưng nếu không gắn trách nhiệm và chế tài xử phạt nghiêm sẽ không thực hiện tốt được. Phải gắn trách nhiệm của địa phương, nơi nào để mở đường dân sinh xảy ra tai nạn, chính quyền địa phương phải chịu trách nhiệm, thậm chí phải mất chức”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ngày 15/3 phát biểu khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi).