Suýt hại con vì tắm nắng sai cách

Em mải miết nạp vitamin D bằng việc tắm nắng trung bình 3 tiếng một ngày và không hề biết việc này nguy hại thế nào. (ảnh minh họa)
Em mải miết nạp vitamin D bằng việc tắm nắng trung bình 3 tiếng một ngày và không hề biết việc này nguy hại thế nào. (ảnh minh họa)
Để bổ sung vitamin D một cách tự nhiên và hiệu quả cho con, em đã điên cuồng tắm nắng trung bình 3 tiếng mỗi ngày.

Là một bà mẹ trẻ, lần đầu sinh con nên em còn thiếu nhiều kinh nghiệm và hiểu biết. Vì vậy, em rất tích cực lên mạng và các diễn đàn để tìm hiểu về chế độ dinh dưỡng, bổ sung các loại vitamin cho con với mong muốn con sinh ra thật khỏe mạnh và thông minh. Cũng giống như các loại vitamin khác, theo như em đọc trên một số bài báo và diễn đàn thì ngoài việc uống viên bổ sung vitamin D thì hầu hết các mẹ và các bài báo đều khuyên rằng cách bổ sung vitamin rẻ, tự nhiên mà hiệu quả đó là tắm nắng.

Thật may, trước khi em lấy chồng em cũng là một người ham mê đi biển và luôn tận dụng mọi cơ hội đi biển để có thể thỏa mãn sở thích phơi mình trên bãi biển. Em có bầu lại đúng vào lúc mùa hè bắt đầu đến và em cảm thấy thật sự sung sướng khi vừa có thể thỏa mãn sở thích tắm nắng trên biển vừa cung cấp được vitamin D bằng cách tự nhiên cho con.

Suýt hại con vì tắm nắng sai cách

Nhà em cách biển cũng không xa lắm, vì thế thấy việc tắm nắng có lợi gấp đôi nên em thỏa thích và luôn tranh thủ, sắp xếp thời gian mỗi ngày ra biển phơi mình để nạp vitamin D từ ánh nắng mặt trời. Công việc của em lại rất thoải mái về thời gian nên mỗi ngày ngoài tranh thủ tắm nắng vào buổi sáng sớm (khoảng 6h đến 7h30), chiều đến (khoảng 15h đến 18h) em lại lang thang ra biển để cung cấp vitamin D chừng hơn 1 tiếng đến 2 tiếng mới về. Em được biết tắm nắng vào lúc trời nắng gắt rất có hại cho da, có thể dẫn đến ung thư da nên em cũng tránh những thời điểm như thế. Tuy nhiên, vào buổi chiều mặc dù không nắng gắt như buổi trưa nhưng có vẻ như những tia cực tím cũng không bỏ lỡ cơ hội để tha cho làn da của em. Do bầu bì nên em không dám dùng mỹ phẩm, kem chống nắng vì sợ ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Dù cũng lo cứ tắm nắng đều đặn sáng chiều như thế da sẽ bị lão hóa và chẳng may ung thư da thì nguy nhưng lại nghĩ đến việc có thể cung cấp vitamin D tự nhiên, tốt cho sự phát triển của con nên em lại tặc lưỡi kệ đã. Đều đặn tắm nắng một tháng như thế, những vết nám, tàn nhang trên mặt em xuất hiện ngày càng nhiều và đậm nhưng em lại nghĩ rằng chắc do mình bầu bí, thay đổi nội tiết nên mới bị nám và chắc sau khi sinh xong những vết nám, tàn nhang đó sẽ hết. Tuy nhiên, sự thật thì không phải vậy.

Em mải miết nạp vitamin D bằng việc tắm nắng trung bình 3 tiếng một ngày như thế được đến ngày thứ 3 của tháng thứ 2 thì tình cờ một hôm em đi tắm nắng cùng một người bạn. Hôm đó em đã kể về cái kỳ tích cung cấp vitamin D cho con bằng phơi nắng ngoài bãi biển và việc không hiểu sao em bị nám và tàn nhang nhiều như thế. Bạn em mới tá hỏa cảnh báo em rằng đều là do em tắm nắng mà ra, việc lạm dụng tắm nắng như kiểu của em lại vừa hại mẹ vừa hại con không chừng. Em nghe một hồi thấy có lý và bắt đầu lo lắng nên đã đi gặp bác sĩ để được tư vấn.

Tắm nắng đúng cách khi mang thai

Đi khám bác sĩ tư vấn cho em rằng: vitamin D có tác dụng rất quan trọng trong sự phát triển ở trẻ, nó có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc bệnh còi xương, hoặc làm mềm xương ở trẻ. Thiếu hụt vitamin D trong quá trình mang thai sẽ khiến bà bầu có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, tiền sản giật (huyết áp cao và protein dư thừa trong nước tiểu), nhiễm trùng âm đạo và thậm chí là khiến sinh non hoặc thai nhi tử vong vì thiếu chất. Đối với bào thai trong bụng, khi bà mẹ bổ sung thiếu vitamin D, bé sau này có khả năng bị nhẹ cân, sâu răng, gia tăng bệnh hen suyễn và viêm nhiễm đường hô hấp, làm mềm hộp sọ ở trẻ sơ sinh.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng sự thiếu hụt vitamin D ở người mẹ có thể ảnh hưởng đến điểm số phát triển trí tuệ thể chất của trẻ trong tương lai. Tuy nhiên nếu không biết cách tắm nắng hợp lý thì hại cả con và mẹ.

Việc tiếp xúc với nhiệt độ cao trong ba tháng đầu có thể dẫn đến trẻ sơ sinh được sinh ra với trọng lượng sinh thấp hơn. Khi tắm nắng, thân nhiệt của mẹ sẽ tăng lên, gây nên hậu quả xấu, bởi nhiệt độ của bào thai cũng sẽ tăng theo bất thường. Đây có thể là nguyên nhân khiến cho não của thai nhi bị dị tật hoặc gây nên những dị tật bẩm sinh.

Nghe đến đây em hốt hoảng vì em đang trong thời gian 3 tháng đầu đó. Em chưa kịp bình tĩnh bác sĩ lại nói tiếp: Ngoài ra, khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ có sự thay đổi hàm lượng hormone cụ thể là oestrogen. Điều này lý giải vì sao trên mặt thai phụ thường xuất hiện nhiều đốm tàn nhang.

Nếu mẹ tắm nắng quá nhiều trong thời gian mang thai thì những đốm nâu này sẽ khó mờ đi hơn, thậm chí là không thể biến mất sau khi sinh. Tuy nhiên sau thời kỳ này thì việc phơi nắng là cần thiết.

Nên tắm nắng trong khoảng nửa giờ mỗi ngày và tránh khi nắng gắt. Vào mùa xuân và mùa thu có thể tắm nắng từ 8 - 10 giờ hoặc 15 - 17 giờ. Nếu là mùa hè tắm nắng lúc 6 giờ 30 đến 7 giờ 30, sau khi tắm nắng phải kịp thời lau khô mồ hôi và uống nước bổ sung. Để tránh hại da, các bà bầu nên tắm nắng vào buổi sáng (tốt nhất là từ 7-8 giờ sáng). Khi tắm nắng nên mặc ít quần áo, mỏng thoáng.

Nghe tư vấn xong em run rẩy, lo lắng không biết con mình có bị ảnh hưởng gì không. Thật may là bác sĩ khám và đưa ra kết luận con vẫn khỏe mạnh, phát triển tốt. Bác sĩ nói may là em đi khám, được tư vấn kịp thời không thì hậu quả khôn lường, tuy nhiên bác sĩ cảnh báo em phải dừng ngay việc lạm dụng tắm nắng lại. Hóa ra, tắm nắng quá mức không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của con mà còn hại cả mẹ, may mà em dừng kịp thời chứ nếu không những vết nám và tàn nhang còn lan nhiều và thâm đen thì sau này có thuốc tiên chữa cũng không giảm. Các mẹ nào ham phơi nắng hoặc muốn bổ sung vitamin D bằng việc tắm nắng thì hãy lưu ý, có chế độ tắm nắng hợp lý đừng để như em nhé.

Theo Theo Khampha
MỚI - NÓNG
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.