Trong giai đoạn này nhiều phụ nữ có những chu kỳ kinh không rụng trứng ngay từ những năm họ mới khoảng 35 - 40 tuổi. Khi đó người phụ nữ có thể vẫn hành kinh mà không có rụng trứng. Nếu không có rụng trứng thì nồng độ progesterone tụt giảm rõ rệt (vì không có sự hình thành thể vàng).
Nếu có quá ít progesterone thì estrogen trở nên ưu trội trong môi trường các hormon và sự mất cân bằng này là nguồn gốc của nhiều bệnh lý thời kỳ trước khi mãn kinh, ví dụ tuổi dễ gập nhất cho ung thư vú hay tử cung ở giai đoạn đầu là 5 năm hoặc hơn trước khi mãn kinh, rất xa thời điểm tụt giảm của nồng độ estrogen nhưng trùng hợp với thời điểm tụt giảm progesterone.
Những chu kỳ kinh không rụng trứng có thể diễn ra thường xuyên hay không thường xuyên nhưng phụ nữ không thể biết và thường chỉ chú ý đến sự khác nhau ở lượng máu kinh, nhiều hay kéo dài hơn.
Nhiều vấn đề sức khỏe có thể xảy ra trong khoảng 10 - 15 năm trước khi mãn kinh như hội chứng tiền kinh, quá sản cổ tử cung, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung và còn nhiều vấn đề khác nữa.
Các triệu chứng có thể gặp ngay từ khi chưa mãn kinh:
Mãn kinh thực sự xảy ra vào độ tuổi từ 45 - 52 nhưng nhiều triệu chứng có thể đã đến sớm.
Bốc hỏa: Cơn bừng nóng mặt, kèm vã mồ hôi, hay xảy ra về đêm.
Thay đổi tính khí thất thường: dễ nóng giận hoặc lo âu hoặc mất ngủ…..
Giảm ham muốn tình dục, như ngọn lửa tàn dần, một số có thể “tắt lửa tình” ở tuổi 40
Không đạt được khoái cảm khi quan hệ thậm chí “lãnh cảm” trong chuyện “vợ chồng”
Đau rát âm đạo trong lúc quan hệ do giảm lượng chất nhờn và niêm mạc âm hộ dần dần bị teo lại…
Rối lọan kinh nguyệt: Chu kỳ kinh thưa hay rong kinh hay bị cường kinh.
Thay đổi sắc tố da: Da sạm, mất dần độ căng mịn, xuất hiện dần các “vết chân chim”,tính đàn hồi của da giảm dần…
Các triệu chứng khác: Loãng xương;gia tăng nguy cơ bị bệnh động mạch vành; nhiễm trùng đường niệu tiểu tái diễn.
BS. Đào Xuân Dũng
Tri Thức Trẻ