Hậu cung Như Ý truyện do đạo diễn Uông Tuấn thực hiện, với sự tham gia của Châu Tấn và Hoắc Kiến Hoa và ngay từ bây giờ đã được đánh giá là bom tấn màn ảnh 2017. Phim miêu tả cuộc sống chốn cung đình thời Càn Long. Châu Tấn và Hoắc Kiến Hoa vào vai Kế Hoàng hậu và Càn Long. Họ vốn là thanh mai trúc mã từ nhỏ. Khi Càn Long đăng cơ, ông đưa vợ nhập cung thành phi tử.
Thời gian đầu, tình cảm giữa hai người rất tốt. Càn Long nhiều lần giúp đỡ Như Ý vượt qua sóng gió hậu cung, đưa cô lên ngôi hoàng hậu. Nhưng cũng từ đây, giữa hai người nảy sinh khoảng cách. Bậc đế vương vô tình, đa nghi. Cảnh Như Ý đau khổ vì nhiều phi tử mới. Cô bị đưa vào lãnh cung cho đến khi qua đời. Đến cuối cùng, Như Ý vẫn tuân thủ nghiêm chức trách một hoàng hậu, nhớ về những hồi ức đẹp cùng Càn Long.
Khi tạo hình các nhân vật được công bố, phía ê-kíp tiết lộ họ đã đầu tư hàng triệu nhân dân tệ vào phục trang, phụ kiện. “Trải dài 60 năm, phục trang trong phim sẽ có sự thay đổi giống với yếu tố lịch sử. Phục trang phong cách có mang yếu tố Mãn Châu kết hợp cách tân Hán tộc. Phục trang các nhân vật vừa có yếu tố đẹp, vừa tưới mát, uyển chuyển, diễm lệ”, chỉ đạo phục trang Trương Thúc Bình chia sẻ.
Đoàn làm phim đã huy động cả xưởng may thực hiện các phục trang trong phim. Họ làm việc 18 tiếng một ngày để đảm bảo tiến độ.
Những họa tiết trên vải được xử lý kỹ càng. Khá nhiều trang phục còn được may và thêu thủ công.
Phụ kiện trâm cài, vòng của các phi tần đều là ngọc quý.
Đạo diễn Uông Tuấn cho biết Hậu cung Như Ý truyện có bối cảnh chủ yếu ở Dưỡng Tâm Điện, Duyên Hy Cung, Dực Khôn Cung, bãi săn Mộc Lan, Hàng Châu hành cung. Nhiều cung điện còn được dựng như thật để tạo hiệu ứng hình ảnh. Ngay như cảnh vua và phi tần săn bắn ở Mộc Lan cũng được thực hiện cầu kỳ.
Hệ thống may quay được lắp đặt ở nhiều vị trí với mục đích quay lại nhiều góc cạnh.
Bãi săn được đoàn làm phim tái hiện ngay tại một địa điểm quay.
Các đạo cụ được dựng với tỷ lệ 1:1 so với yêu cầu kịch bản.
Cung đình là chốn hưởng lạc của bậc đế vương nên đoàn phim đầu tư rất nhiều vào các lễ hội trên sông nước.
Tạo hình Càn Long của Hoắc Kiến Hoa. Nhân vật được miêu tả tài hoa hơn người, nhiều mưu lược nhưng tự ti và đa nghi. Ban đầu, Càn Long một lòng yêu Như Ý nhưng sau đó vẫn không tránh được cảnh đế vương bạc tình.
Trương Quân Ninh vào vai Kha Lý Diệp Đặc Hải Lan - Du Quý Phi. Cô và nhân vật Như Ý có mối quan hệ chị em tốt. Nhân vật này là mẹ của Ngũ a ca Vĩnh Kỳ. Bề ngoài nhu nhược, bên trong kiên cường. Cô là phi tần có thể khuyên bảo hoàng đế.
Đồng Dao vai Cao Hy Nguyệt, phi tử xinh đẹp nhưng ốm yếu của Càn Long. Cô vì muốn tranh tình cảm của Càn Long, vô tình trở thành “tốt thí” trong tay hoàng hậu hãm hại Như Ý.
Hình tượng Lệnh Phi - Ngụy Yến Uyển do Lý Thuần đóng. Xuất thân là cung nữ, một bước lên hoàng quý phi, chỉ dưới hoàng hậu. Đây cũng là mẹ của hoàng đế Gia Khánh. Ban đầu không được lòng hoàng đế nhưng dùng mọi thủ đoạn lấn lướt Như Ý.
Hồ Khả trong vai Tô Lục Quân. Người có tính tình thuần lương trong số các phi tử.
Đổng Khiết trong vai Phú Sát Hiếu Hiền Thuần hoàng hậu. Là hoàng hậu đầu tiên của Càn Long, xuất thân gia thế. Trong lịch sử, bà được Càn Long yêu chiều cho đến khi qua đời. Với Hậu cung Như Ý truyện, tác giả đã có sự thay đổi để nhân vật này trở thành xấu xa trong mắt hoàng đế.
Tân Chỉ Lôi vai Kim Ngọc Nghiên - mỹ nữ Triều Tiên được tiến cống. Cả đời chung tình với thế tử Triều Tiên, vì lợi ích tổ quốc. Cô xinh đẹp hơn người, được Càn Long sủng ái sinh 4 người con. Cuối cùng lại bị người thân phản bội rơi cảnh tự sát.
Lý Thấm vai Hàn Hương Kiến. Mỹ nữ vùng biên cương là sủng phi sau này của Càn Long. Cô có hương thơm lạ trên người, tính cách lạnh lùng mạnh mẽ. Sự xuất hiện của cô khiến Càn Long si mê, bỏ qua mọi cung phi khác. Đây cũng là nhân vật khiến Như Ý đau lòng. Nhân vật này cũng là Hương Phi trong Hoàn Châu cách cách.
Một hình ảnh trong hậu trường khi các phi tần chuẩn bị dự tiệc do Càn Long tổ chức.