Sự thật về chuyện 'tái nhiễm' SARS-CoV-2

TPO - Thông tin “3-10% bệnh nhân phục hồi ở Vũ Hán tái dương tính với SARS- CoV-2" xuất hiện trên các phương tiện truyền thông vừa qua khiến giới khoa học giật mình. Tuy nhiên, sự thật có phải như vậy?

Những thông tin liên quan đến dịch bệnh COVID-19 được nhiều người quan tâm. Do vậy, các thông tin liên quan đến khoa học của bệnh này cần phải có ý kiến kiểm chứng của các chuyên gia khoa học trong lĩnh vực này.

Thời gian gần đây xuất hiện một thông tin trên một số phương tiện truyền thông làm giật mình giới khoa học rằng, “3-10% bệnh nhân phục hồi ở Vũ Hán tái dương tính với SARS- CoV-2 theo các nghiên cứu khoa học của các bệnh viện ở Vũ Hán”. Nếu tin này là đúng thì đây là một thảm hoạ cho thế giới. Vậy sự thật là gì?

Sự thật về chuyện 'tái nhiễm' SARS-CoV-2 ảnh 1 TSKH Nguyễn Quốc Bình, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM

Xét trên khía cạnh chuyên môn, “tái dương tính” khác với “tái nhiễm”. Tái dương tính có nghĩa là sự hiện diện của virus vẫn còn trong cơ thể bệnh nhân ở lần xét nghiệm sau mà những xét nghiệm lần trước không xác định được, có thể do sai sót cách làm xét nghiệm dẫn đến âm tính giả, hoặc bệnh nhân tái nhiễm bệnh. Trong khi đó “tái nhiễm” chỉ có thể là tái nhiễm bệnh.

Vậy thông tin tái dương tính trên có xác thực hay không? Cần hiểu thế nào cho đúng. Thứ nhất việc xét nghiệm trên diện rộng dẫn đến sai sót trong kết quả là chuyện rất dễ xảy ra, nhất là trong trường hợp chống dịch của thế giới hiện tại. Thứ hai: chưa có một bài báo khoa học nào được đăng (thông qua hội đồng khoa học) nói về sự tái nhiễm của virus SARS-CoV-2, nhất là với tỷ lệ tái nhiễm cao ngất trời như nêu trên. Thông tin chính thức của chính phủ Trung Quốc cũng không đưa tin về các ca nhiễm mới hay tái nhiễm ở Vũ Hán. Do vậy, tái dương tính có thể là tin không chính xác, hoặc giả là thông tin chưa xử lý của một số xét nghiệm không chính xác.

Trên khía cạnh khoa học, cơ thể con người có thể bị tái nhiễm cùng một loại vi khuẩn (bacterie) chứ ít khi có trường hợp tái nhiễm ngay lập tức cùng loại virus. Nguyên lý kháng virus là cơ thể tạo ra đội quân diệt virus của chính mình mới khỏi được bệnh. Các loại thuốc chỉ giúp cơ thể ngăn chặn hoặc giảm sự nhân lên của virus chứ không diệt được chúng.

Sự thật về chuyện 'tái nhiễm' SARS-CoV-2 ảnh 2 Các bệnh nhân dịch bệnh COVID-19 đang được chăm sóc tại bệnh viên Trung ương Vũ Hán. Ảnh Bệnh viện Trung ương Vũ Hán

Mỗi khi đội quân này đã được tạo ra để diệt được hết virus (khỏi bệnh) thì khả năng tái xâm nhiễm của loại virus đó hầu như bằng không. Có thể có một tỷ lệ rất, rất nhỏ trường hợp (~1/1000000) bị tái nhiễm là do cơ thể bị suy kiệt hoàn toàn. Việc tái nhiễm với tỷ lện 3-10% là hoàn toàn không thực. nếu đó là thực thì đây là một thảm hoạ cho thế giới.

Theo kiến thức khoa học và tổng hợp những thông tin đã công bố chính thức trên thế giới ta có thể nói rằng thông tin 3-10% bệnh nhân khỏi bệnh tái nhiễm trên là không có cơ sở. Nếu có chăng đó là những sai sót xét nghiệm đã có một tỷ lệ nhất định âm tính giả trong quá trình hồi phục của các bệnh nhân gây ra một tỷ lệ “tái dương tính” và gây ra sự hiểu lầm gây hoang mang này.

Hiện nay, tất cả mọi người đều mong muốn góp sức chống dịch. Việc xác minh một tin khoa học phải cần có chuyên gia khoa học góp sức. Với tư cách là người làm khoa học, tôi muốn đưa đến đọc giả một góc nhìn khoa học về thông tin liên quan đến bệnh dịch nghiệm trọng này

Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Quốc Bỉnh

 Nguyên Phó giám đốc Trung tâm CNSH TP HCM; Chuyên gia Y tế công ty TWG

TSKH Nguyễn Quốc Bình: ‘Buồng khử khuẩn chỉ diệt…vi trùng'

Theo TSKH Nguyễn Quốc Bình- cố vấn công ty TWG chuyên về phát triển hệ thống bệnh viện, buồng khử khuẩn toàn thân tuy diệt được vi trùng nhưng chưa chắc đã diệt được virus và mục tiêu hiện nay là tập trung diệt virus SARS-CoV-2 để ngăn ngừa dịch bệnh COVID-19 bùng phát và lây lan chứ không phải là diệt vi trùng.

TSKH Nguyễn Quốc Bình: ‘Không nghiêm khắc, dịch Covid-19 sẽ bùng phát...

“Nhiều người đang xem nhẹ các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh, không trung thực khai báo y tế và trốn tránh cách ly. Nếu không xử lý nghiêm khắc và thực hiện biện pháp cách ly kịp thời thì dịch bệnh Covid-19 sẽ bùng phát và lây lan trong cộng đồng”, nguyên Phó Giám đốc Trung tâm công nghệ sinh học TPHCM Nguyễn Quốc Bình, TSKH về công nghệ sinh học cảnh báo.

TSKH Nguyễn Quốc Bình: Một tháng nữa dịch Covid-19 sẽ đạt đỉnh

Là một trong những chuyên gia hàng đầu về công nghệ sinh học, tiến sỹ khoa học (TSKH) Nguyễn Quốc Bình (Việt kiều Canada), nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM, chia sẻ với PV Tiền Phong về virus corona, dịch Covid-19 và các biện pháp phòng chống một cách hiệu quả.

MỚI - NÓNG