Sự thật đập khổng lồ của Trung Quốc trên sông Mekong

Sự thật đập khổng lồ của Trung Quốc trên sông Mekong
TPO – Đập thủy điện khổng lồ Nọa Trác Độ (Nuozhadu) hoạt động đúng 1 tháng, nhưng thu hút ít sự chú ý của báo chí thế giới vì nằm ở khu vực hẻo lánh trên thượng nguồn sông Mekong.

Đây là nhận định của Milton Osborne, chuyên gia Đông Nam Á tại Học viện Lowy (Úc) chuyên khảo sát về chính sách quốc tế. Ông Milton Osborne cảnh báo việc Trung Quốc xây các con đập trên thượng nguồn gây tác động mạnh tới dòng sông có ảnh hướng thiết yếu trong việc nuôi sống 60 triệu người dân vùng hạ nguồn.

Theo hãng tin UPI, các chuyên gia quốc tế cảnh báo Nọa Trác Độ, đập thứ năm của Trung Quốc xây dựng tại tỉnh Vân Nam, đe dọa hệ sinh thái của dòng sông lớn nhất Đông Nam Á.

Nghiên cứu của Trung tâm tham vấn Stimson ở Whashington (Mỹ) cho rằng 4 con đập trước đây của Trung Quốc đã làm thay đổi thủy lưu, cản đường lưu thông của phù sa vốn giúp duy trì cho đất màu mỡ , nuôi dưỡng thủy sản và ngăn biển xâm lấn tại vùng Đồng bằng sông Mekong.

Ngày 6 – 9, cách đây đúng 1 tháng, Tân Hoa Xã và một số tờ báo lớn của Trung Quốc có đưa tin về sự kiện Tập đoàn Hoa Năng, nhà đầu tư chính của dự án đập thủy điện Nọa Trác Độ, đưa những tổ máy phát điện đầu tiên vào hoạt động. T

ân Hoa Xã dẫn nguồn từ Tập đoàn Hoa Năng cho biết tổng đầu tư có thể lên tới 9,6 tỷ USD trước khi dự án được hoàn thành.

Dự kiến khi đi vào vận hành toàn bộ vào năm 2014, sẽ sản xuất khoảng 24.000 GW điện mỗi năm và giúp tiết kiệm được 9 triệu tấn than hằng năm. Theo đài RFA, lượng điện do nhà máy thủy điện này sản xuất đủ cho thành phố New York tiêu thụ trong 7 tháng. Trước khi dự án hoàn thành đã có khoảng 43.000 người phải di dời khỏi nơi cư trú cũ.

Theo chuyên gia Osborne việc thông báo vận hành đập thủy điện Nọa Trác Độ thu hút ít sự chú ý vì Bắc Kinh khẳng định các đập thủy điện này không ảnh hưởng tới dòng chảy của song Mekong vì lưu lượng nước chảy qua Trung Quốc chỉ chiếm 13,5%.

Tuy nhiên, chuyên gia Osborne khẳng định, tuyên bố trên luôn bị nghi ngờ. Ông Osborne cho rằng lưu lượng nước chảy qua Trung Quốc đóng vai trò rất quan trọng trong mùa khô đối với các nước dưới hạ lưu và có thể lượng nước chiếm tới 40% của toàn bộ song Mekong.

“Vì thế mỗi con đập được Trung Quốc xây dựng đều đe dọa tới dòng chảy của sông Mekong, đặc biệt là đập Tiểu Loan và đập Nọa Trác Độ”, ông Osborne phát biểu với đài RFA.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.