1. Sông Tô Lịch được đặt tên như thế nào?
-
icon
Nhân danh
-
icon
Thủy danh
-
icon
Sơn danh
Đáp án A. Trong khoa học định danh học có phân ra nhân danh, sơn danh, địa danh, thủy danh... Tô Lịch nay được biết là tên sông và ai cũng nghĩ nó là thủy danh. Nhưng theo GS sử học Lê Văn Lan, Tô Lịch là một tên người. Tìm về cội nguồn lịch sử khai sinh ra Hà Nội ngày nay, những di chỉ khảo cổ tại Cổ Loa cho thấy con người đã xuất hiện ở khu vực Hà Nội ngày nay từ trước Công nguyên (TCN), giai đoạn của nền văn hóa Sơn Vi. Cư dân Hà Nội thời kỳ đó sinh sống nhờ trồng trọt, chăn nuôi và chài lưới. Giai đoạn tiền sử này tương ứng với thời kỳ của các Vua Hùng trong truyền thuyết. Thời kỳ băng tan, biển tiến sâu vào đất liền, Hà Nội lúc đó vẫn đang còn lầy lội, người ta đã dùng thuật ngữ là vịnh Hà Nội. Thế rồi đến thời kỳ biển lùi, nước rút dần và từ vùng lầy lội ấy nổi lên những gò đất. Sử sách miêu tả về vùng đất đó cho thấy có 12 hay 13 cái gò đất lớn giữa hệ thống sông ngòi chằng chịt. Trong đó gò đất nổi tiếng nhất bấy giờ là gò đất Long Đỗ. (Rốn Rồng) Người tiền sử đã tìm đến, chọn chỗ đó làm đất định cư, xây làng, lập chợ, Làng Rốn Rồng cũng chính là ngôi làng đầu tiên của đất Thăng Long trong lịch sử và Hà Nội ngày nay. Sử sách xưa chép không gọi là làng, mà ghi là Long Đỗ Hương. Long Đỗ Hương có đặc trưng là một gò đất cao và có một dòng nước uốn lượn ở bên làng. Dòng nước ấy vào 2.000 năm trước chưa có tên. Người đứng đầu của ngôi làng đó, ấy là một người họ Tô tên Lịch. Sử cũ viết về thời đầu Công Nguyên có chép rõ: "Đây là người đứng đầu Long Đỗ Hương. Có lòng nhân ái, không những cai quản tốt mà gặp lúc đói kém, Tô Lịch đã xuất của trong nhà ra giúp cho nạn dân. Vì thế rất được tin phục. Đến khi chết thì được tôn làm thành hoàng." Và lấy tên ông đặt tên cho dòng nước uốn quanh làng.
2. Sông Tô thực chất là cái gì của kinh thành Thăng Long?
-
icon
Một con hào
-
icon
Một con sông
-
icon
Một con kênh
Đáp án B. Năm 1010, Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Vua không chọn Cổ Loa, Đình Bảng, Lam Kinh hay cả Hoa Lư bởi lẽ tất cả những địa danh trên đều ở phía Bắc của sông Cái (sông Hồng), phía Bắc của sông Tô Lịch. Chỉ có Đại La với trung tâm là điểm Rốn Rồng đó mới có sông Tô để làm hào sâu vừa để phòng ngự vừa để che chở. Thực tế sông Tô suốt cả 2.000 năm nay là một hào nước lớn của thành Đại La - Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội. Sông Tô có nhiệm vụ phòng ngự cho kinh thành. Bản đồ Hà Nội cuối thế kỷ 19 trong Đồng Khánh Địa Dư Chí cũng thể hiện sông Tô Lịch còn vẹn nguyên và ôm trọn, cùng với sông Cái (sông Hồng) tạo thành 3 mặt bảo vệ thành Thăng Long. Tới cuối thế kỷ 19, dòng sông Tô Lịch cũng là nhân chứng cho việc người Pháp hai lần chiếm đánh thành Hà Nội. Tất cả những lần chiếm Hà Nội của người Pháp đều phải dùng thuyền chiến có trang bị các loại pháo hạm tầm xa di chuyển từ cửa biển ngược dòng sông Hồng rồi vào sông Tô Lịch mà nã pháo, chiếm thành. Cổng thành Cửa Bắc ngày này nằm trên phố Phan Đình Phùng. Con đường đó có được là bởi người Pháp sau khi chiếm Hà Nội đã cho lấp đoạn sông Tô chảy qua.
3. Người Pháp chính thức bức tử sông Tô khi nào?
-
icon
1889
-
icon
1882
-
icon
1890
Đáp án B.Cho đến trước khi bị lấp một phần, sông Tô bắt nguồn từ sông Hồng chảy từ Đông sang Tây rồi xuôi xuống phía Nam Hà Nội. Hồ sơ lưu trữ của người Pháp cho thấy sông có chiều dài 30km, bề ngang rất rộng và là hệ thống giao thông đường thủy quan trọng từ phía Đông vào thành Thăng Long. Xung quanh sông có đến 30 làng xã dựa vào dòng nước vừa trong vừa mát ấy mà ra đời, thịnh suy theo dòng nước. Ngày 25/4/1882, Thành Hà Nội thất thủ. Người Pháp sau khi vào thành đã dần dần thực hiện kế hoạch biến Thăng Long thành một tiểu Pari. Bắt đầu từ năm 1889, họ lấp dần các cửa chính của sông và nhiều đoạn sông để thực hiện mở đường, xây nhà quanh đó. Đoạn sông từ Cầu Gỗ đến Bưởi, nay đã bị lấp, chỉ còn lại một vài dấu tích như ở Thụy Khuê (nằm ở mặt sau của tòa chung cư Golden West Lake và một khu dân cư nhỏ ở gần chợ Tam Đa). Sông Tô Lịch không còn thông với sông Hồng nữa. Dòng chảy của đoạn sông đã bị lấp này theo lộ trình sau: Từ bên cạnh phố Cầu Gỗ ngược lên phía Tây Bắc (cống chéo) tới Hàng Lược, men theo phía dưới đường Phan Đình Phùng (phía ngoài mặt bắc thành Hà Nội), rồi chảy dọc theo hai phố Thụy Khuê và Hoàng Hoa Thám ngày nay ra đến đầu đường Bưởi nằm ở phía Nam Hoàng Quốc Việt (gặp đoạn sông Tô Lịch ngày nay). Sông Tô Lịch ngày nay bắt đầu từ phường Nghĩa Đô thuộc quận Cầu Giấy (phía nam đường Hoàng Quốc Việt), chảy cùng hướng với đường Bưởi, đường Láng và đường Kim Giang về phía Nam, Tây Nam rồi ngoặt sang phía Đông Nam và đổ ra sông Nhuệ ở đối diện làng Hữu Từ thuộc xã Hữu Hòa, Thanh Trì... Sông Tô Lịch ngày nay thực tế chỉ còn giữ lại được 13,7km chiều dài so với 30 km hồi xưa.
4. Danh sĩ nào nổi tiếng từng mở trường dạy học gắn chặt với sông Tô?
-
icon
Nguyễn Siêu
-
icon
Nguyễn Xiển
-
icon
Nguyễn Như Đổ
Đáp án A. Theo thực địa thì vào năm 1889, thực dân Pháp với chính sách lục địa hóa, đồng bằng hóa, mở rộng Hà Nội đã cho lấp đoạn đầu nguồn của sông Tô Lịch. Từ đó mới xuất hiện phố Chợ Gạo. Có tên Chợ Gạo là bởi vì, nó là chỗ để người ta thuyền bè ngược xuôi buôn gạo ở ngay cửa sông Tô.Từ phố Chợ Gạo, dòng Tô thông sang phố Nguyễn Siêu ngày nay. Tại sao con phố đó có tên là Nguyễn Siêu? Tại vì khu làng ven bờ sông đó, vốn có nhà của ông Nguyễn Văn Siêu (thường được gọi là Nguyễn Siêu). Ông sống ở đó từ nhỏ, sau thành tài, mở trường dạy học ngay bên bờ sông. Sông Tô lúc bấy giờ rộng lớn mênh mang, vừa là nơi thuyền bè tập kết buôn bán nhưng đồng thời cũng là nơi ngân nga những tiếng giảng bài, đọc thơ của các danh sĩ đến đây ngâm vịnh. Đặc biệt là danh sĩ Nguyễn Siêu, người xây đền Ngọc Sơn, người để lại bút tích Tả Thanh Thiên ở Tháp Bút. Ở số nhà 12 phố Nguyễn Siêu, Hà Nội bây giờ ngày xưa là trường Phương Đình của Nguyễn Văn Siêu.
5. Ngôi làng nào gắn với dòng sông Tô với nghề trồng một loại rau gia vị nổi danh?
-
icon
Làng Láng
-
icon
Làng Bưởi
-
icon
Làng Vòng
Đáp án B. Theo GS Sử học Lê Văn Lan: Một ngôi làng điển hình của Hà Nội dựa vào dòng sông Tô mà hình thành và phát triển. Đó là làng Láng, gắn với di tích Chùa Láng và nghề trồng húng Láng nổi danh. Láng là tên nôm của Hương Yên Lãng trong sử sách, hay An Lãng, gồm Láng Thượng, Láng Hạ, Láng Trung. Yên hay An đều có nghĩa là lặng, ổn định. Làng Láng có ông bà Từ Vinh và Tằng Thị Loan sinh ra một người con trai, là Từ Đạo Hạnh. Đạo sĩ Từ Vinh làm quan trong triều, nhưng hay dùng phép thuật ngoài đời, có lúc còn quấy nhiễu nhà Diên Đình Hầu, mà bị pháp sư Đại Điên ở Dịch Vọng dùng phép thuật chém chết. Gia cảnh ly tán, Từ Đạo Hạnh đi tu ở chùa Thầy. Thậm chí, truyền thuyết kể Từ Đạo Hạnh sang tận cả Tây Trúc để học pháp, rồi trở về với phép thuật tinh thông. Nhớ mối thù giết cha, Từ Đạo Hạnh hóa ra cây gậy trôi ngược sông Tô Lịch đến chỗ Đại Điên, y ra xem liền bị gậy vụt chết. Nay còn có địa danh ngõ Vụt ở làng Yên Hòa! Sau này, Từ Đạo Hạnh dùng phép thuật đầu thai làm con của Sùng Hiền Hầu, em vua Lý Nhân Tông. Năm 1128, con Sùng Hiền Hầu lên ngôi báu, lấy hiệu là Lý Thần Tông. Tương truyền, sau khi lên ngôi, Lý Thần Tông đã cho xây Chùa Láng để thờ Từ Đạo Hạnh. Chùa có tên chữ là Chiêu Thiền tự, một danh lam của Thăng Long. Trong hậu cung Chùa Láng ngày nay vẫn còn có tượng Từ Đạo Hạnh làm bằng mây đan, sơn then đặc sắc. Sân chùa có lầu bát giác, đường dẫn vào chùa có hai hàng cây muỗm cổ thụ. Xưa kia chùa còn có những cây đại thụ cổ kính hàng ngàn tuổi. Bên cạnh chùa Láng được coi là trung tâm đã hình thành cả một tiểu vùng văn hóa Láng với nhiều đền miếu, chùa chiền, trải dọc theo bờ sông Tô Lịch.
6. Sông Tô Lịch bắt đầu được nạo vét, chỉnh trang từ năm nào?
-
icon
1990
-
icon
1995
-
icon
2000
Đáp án A. Từ cuối những năm 1990, sông Tô Lịch bắt đầu được nạo vét đáy sông, kè bờ, để làm sạch và chống lấn chiếm. Sau trận lụt lịch sử hồi đầu tháng 11 năm 2008, người dân Hà Nội đã được chứng kiến nước sông Tô Lịch "trong vắt" như xưa. Khi đó, sông Tô Lịch bị nước mưa làm loãng bớt bùn, dâng cao hàng mét, cuồn cuộn chảy và có cả cá bơi. Trận lụt đó đã làm sông Tô Lịch sạch sẽ trở lại chỉ trong vòng vài tuần lễ. Vào năm 2009, Hà Nội đã có đề án dùng nước Sông Hồng rửa sông Tô Lịch. Sông Tô Lịch sẽ được cải tạo theo hướng pha loãng nước sông để giảm nồng độ ô nhiễm, đồng thời dần dần sẽ hình thành đường chảy của nước thải riêng qua các hệ thống cống ngầm. Sẽ lấy nước sông Hồng qua sông Nhuệ rồi đưa nước theo những dòng chảy cũ vào sông Tô Lịch. Điểm lấy nước tại sông Nhuệ là ngay sau cống Liên Mạc, sau đó, nước sẽ qua trạm bơm Xuân Phương theo hệ thống kênh mương cũ (sẽ được cải tạo) đổ vào sông Tô Lịch qua cống Nghĩa Đô (chảy dọc công viên Nghĩa Đô và đường Nguyễn Khánh Toàn). Theo tính toán, lưu lượng thiết kế của cống này có thể bảo đảm cập nước với lưu lượng 5 m3/s cho sông Tô Lịch. Theo đó, nước sông Tô Lịch sẽ trở nên trong xanh và bớt ô nhiễm... Ngày 16/5/2019, Hà Nội đã thí điểm phương án làm sạch nước sông Tô Lịch bằng công nghệ Nano - Bioreactor do Công ty Cổ phần Cải thiện Môi trường Nhật Việt (JVE) thực hiện. Mới đây, để ngăn nước thải, tạo thêm không gian cho đô thị, trong kỳ họp HĐND thành phố Hà Nội, Bí thư Quận ủy Hoàn Kiếm đã đề xuất cống hóa một số con sông, trong đó có sông Tô Lịch. Đề xuất này đang gặp sự phản ứng gay gắt của giới khoa học, cho thấy sự bất cập trong công tác quản lý hồ, sông ngòi ở Hà Nội.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
điểm