Sông Thị Vải 8 năm sau ngày bị 'bức tử'

Anh Dương Văn Sáng, ngụ tại xã Phước An (Nhơn Trạch) đầu tư 250 triệu nuôi hàu tại vàm Mương Điều, hàu bị chết thối. Bán hàu non thì chẳng ai mua.
Anh Dương Văn Sáng, ngụ tại xã Phước An (Nhơn Trạch) đầu tư 250 triệu nuôi hàu tại vàm Mương Điều, hàu bị chết thối. Bán hàu non thì chẳng ai mua.
TP - Tám năm sau ngày Vedan (công ty của Đài Loan) xả thải ra sông Thị Vải khiến cá tôm chết sạch, dòng sông nơi đây vẫn chưa thể hồi phục.

Hàng nghìn người dân ở hai  huyện Long Thành và Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, vốn mưu sinh bằng nghề đánh bắt nay phải xa xứ làm ăn hoặc bám sông “mót” cá qua ngày…

Vedan đã phải bồi thường 120 tỷ đồng cho khoảng 5.000 hộ dân ở hai huyện này. Tiền thì dân đã nhận nhưng hệ sinh thái ở dòng sông Thị Vải vẫn “chết”.

Lay lắt qua ngày

Buổi sáng một ngày giữa tháng 7, mặt sông Thị Vải lặng như tờ. Thời điểm “sóng yên biển lặng” như thế, 10 năm trước ghe thuyền tấp nập đánh bắt nhưng nay chỉ lác đác vài ba chiếc.

Chèo chiếc ghe chở đầy ngư cụ đánh bắt cá vào bến, anh Lê Trung Chánh ở ấp 1, xã Phước Thái, huyện Long Thành rầu rĩ, bởi người vợ đang ngồi đợi sẵn trên bờ đưa cá ra chợ bán. Tuy nhiên, chiếc thùng nhựa chứa cá của anh Chánh chỉ lèo tèo vài chục con. Chị Hai, vợ anh Chánh vội đổ mớ cá bên trong ra rổ rồi ngồi phân loại, đưa lên cân. “Cả tôm và cá được 2kg”- chị Hai khoe với chồng giọng trầm buồn.

Để có được số cá này, anh Chánh phải ra sông Thị Vải từ chiều hôm trước đặt lợp - một ngư cụ phổ biến nơi đây. Đến 4 giờ sáng hôm sau anh lại chèo thuyền đi tháo lợp. “Cá, tôm trên sông giờ không còn bao nhiêu” - anh Chánh than.

Từ nhỏ, bố mẹ anh Chánh cũng bám sông Thị Vải kiếm sống, nuôi con bằng nghề đánh bắt thủy sản. Lớn lên, anh Chánh lại tiếp tục nghiệp của mẹ cha. Nhưng rồi sông Thị Vải ngày càng ô nhiễm, cá tôm không còn, anh Chánh bỏ ghe lên bờ đi làm thuê kiếm sống hơn chục năm. Sau vụ Nhà máy Vedan bị phát hiện xả thải, anh Chánh được đền bù hơn chục triệu đồng, thấy vài người dân trong vùng trở lại đánh cá, anh cũng vay mượn thêm tiền mua ghe, sắm ngư cụ đi làm. “Vốn ít, nên không dám sắm ghe máy, mà đầu tư ghe máy trong khi sông đang “chết” như vậy sợ thu không đủ bù chi” - vợ anh Chánh góp chuyện.

Bà Thành ở ấp 1B, xã Phước Thái cho hay, nghề thì phải làm chứ sản lượng thu mua không được bao nhiêu. Chỉ về hướng nhà máy Vedan đang phun khói, bà Thành nói: “Mùi vẫn còn hôi lắm. Nhất là vào đêm khuya hay mưa lớn thì mùi hôi càng nồng nặc”.

Hồi tưởng về một thời cá tôm trù phú và về nghề đánh cá trên sông Thị Vải, anh Trần Trung Tính, một  người dân ở ấp 1, xã Phước Thái buồn rầu. Anh kể, ngày trước ở đây có cả một xóm chài. Nhưng sau khi sông Thị Vải ô nhiễm vì Vedan xả thải, người dân bỏ nghề tứ tán đi làm thuê. “Nhiều người được bồi thường từ vài triệu đến vài chục triệu nhưng chỉ lèo tèo vài người trở lại với nghề đánh bắt, nuôi trồng. Phần còn lại đi làm công nhân, làm thuê và lên Sài Gòn mưu sinh” - anh Tính nói. 

Từng đầu tư cả trăm triệu đồng để đánh bắt nơi đây nhưng từ sự cố Vedan, gia đình anh Tính đã bỏ nghề. “Sau này, tôi được nhận đền bù 20 triệu đồng sắm lại chiếc ghe, lưới trở lại sông kiếm sống qua ngày nhưng cũng thiếu trước hụt sau” - vừa thu gom lưới, anh Tính vừa nói chuyện.

Anh Nguyễn Văn Thắng ở xã Phước Thái cho biết: “Trước đây sông Thị Vải có nhiều loại cá lớn, có cả tôm hùm. Thời sông bị ô nhiễm cá chết nổi đầy sông”. Để bám nghề, anh Thắng thuê lại mấy đùng tôm từ lâu bị bỏ hoang do ô nhiễm để cải tạo lại. Số tiền hơn 10 triệu đồng nhận bồi thường từ Vedan, anh Thắng mua chiếc ghe hàng ngày thả lưới. Cá tôm nhỏ thì anh thả vào đùng nuôi, số cá lớn thì bán kiếm tiền mua gạo.

Tự “bơi”

Xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch có trên 200 ha diện tích mặt nước. Trước đây chủ yếu được nông dân nuôi cá, nuôi tôm. Một thời sông nước bị ô nhiễm nhiều diện tích bị bỏ hoang. Sau thời kỳ “hậu Vedan” nhiều nông dân đầu tư trở lại nuôi trồng thủy sản. Nhưng liên tục xảy ra tình trạng tôm chết hàng loạt, nhiều hộ phải “treo” ao, không dám đầu tư. Ông Bảy Trung, một nông dân ở xã Long Thọ cho hay thời gian qua, cứ thả đợt tôm nào là chết đợt  đó. Có lúc gần đến thời điểm thu hoạch, tôm chết nổi trắng ao nhưng không biết vì sao?

Sau đợt nhận tiền đền bù từ Công ty Vedan, có bao nhiêu người trở lại với nghề nuôi trồng, đánh bắt thủy sản? Bà Phạm Thị Kiều, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phước Thái, huyện Long Thành nói rằng “không nắm được do mới nhận công tác”. Ông Trần Tiến Nhạn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Long Thọ, huyện Nhơn Trạch cho biết đã có 300 hộ dân địa phương trở lại với nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Tuy nhiên, theo ông Nhạn, lượng cá tự nhiên rất hiếm vì sông Thị Vải vẫn còn ô nhiễm.

Trong khi đó, ông Nguyễn Thái Dũng, Trưởng ban tổ chức Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai cho biết sau khi Công ty Vedan đền bù, tỉnh Đồng Nai đã chi trả hết tiền cho các hộ nông dân bị ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường. “Tiền đền bù nhận được, nông dân tự bố trí sản xuất. Tỉnh không có chính sách nào khác”- ông Dũng nói.

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.