> Binh hùng, tướng mạnh Hà Nội T&T tới Ninh Bình
> Siêu cúp làm nóng trời đông Hà Nội
Các cầu thủ SLNA đang giữ kỷ lục 4 lần đăng quang Siêu cúp QG. Ảnh: Hồng Vĩnh. |
Thất bại duy nhất của SLNA trong các trận tranh Siêu cúp chính là trước đương kim vô địch V.League, Hà Nội T&T vào năm 2010. Đây cũng là một trong những trận đấu hấp dẫn và kịch tính nhất. Năm 2010, Hà Nội T&T là nhà vô địch V.League trong khi SLNA đoạt cúp Quốc gia. Trận đấu diễn ra trên sân Hàng Đẫy với sự cổ vũ đông đảo của các CĐV.
Trong phần lớn thời gian trận đấu, hai đội chơi “ăn miếng, trả miếng” và liên tiếp tạo nên các tình huống nguy hiểm về khung thành đối phương. Sau hiệp 1 không bên nào có bàn thắng, bước sang hiệp 2 ở các phút 53 và 69, lần lượt Edmun Owusu và Trọng Hoàng lập công, đưa SLNA vươn lên dẫn trước 2-0.
Tưởng như đội bóng xứ Nghệ đã cầm chắc chiến thắng trong tầm tay thì chỉ trong 3 phút, từ 90 đến 90+3, Sỹ Cường và Cristiano Roland đã ghi 2 bàn, cân bằng tỷ số trận đấu. Kết thúc 90 phút thi đấu chính thức bất phân thắng bại, hai đội phải bước vào loạt luân lưu 11m.
Trong cuộc chiến cân não, Hà Nội T&T đã giành chiến thắng với tỷ số 4-3. Đây cũng là chức vô địch Siêu cúp đầu tiên của đội bóng thủ đô. SLNA trong khi đó phải chờ tới Siêu cúp năm 2011 để giành chiếc cúp thứ tư.
Ở trận tranh Siêu cúp năm nay, The Vissai Ninh Bình có thể sẽ là đội bóng thứ 10 chiến thắng ở một trận tranh Siêu cúp. Trong trường hợp ngược lại, nếu chiến thắng, Hà Nội T&T sẽ vươn lên ngang bằng số lần đoạt Siêu cúp với Hoàng Anh Gia Lai và Becamex Bình Dương. |
Đối thủ của thầy trò HLV Nguyễn Hữu Thắng khi đó là Navibank Sài Gòn. Dù được đánh giá cao hơn đối thủ và thi đấu trên sân Vinh, nhưng SLNA cũng chỉ vượt qua Navibank Sài Gòn trên chấm luân lưu khi bị cầm hoà 1-1 trong thời gian thi đấu chính thức.
Trước đó, đội bóng xứ Nghệ đã có tới 3 lần liên tiếp giành quyền tranh Siêu cúp quốc gia, từ năm 2000-2002. Ở cả 3 lần này, SLNA đều chiến thắng. Lần đầu tiên diễn ra vào năm 2000 trên sân Hà Nội. SLNA đã đánh bại Cảng Sài Gòn 2-0 nhờ các bàn thắng của Quang Trường (22’) và Đức Lam (70’).
Có đôi chút thay đổi khi ở lần thứ 2 đăng quang của SLNA vào năm 2001, trận tranh Siêu cúp được thi đấu theo thể thức lượt đi-lượt về. Ở trận lượt đi trên sân Thống Nhất, SLNA đã hoà 1-1 CA TPHCM. Trở về sân Vinh, đội bóng xứ Nghệ đã thắng đối phương 2-0, lần thứ hai đoạt Siêu cúp.
Giai đoạn thống trị của SLNA ở đấu trường quốc nội tiếp tục được thể hiện bằng chiếc Siêu cúp thứ 3 vào năm sau đó. Trên sân Vinh, SLNA đã đánh bại Cảng Sài Gòn với tỷ số đậm 5-2. Ngoại binh Julien và Quang Trường lập cú “đúp”. Bàn còn lại của SLNA do Văn Sỹ Thuỷ ghi. Cảng Sài Gòn chỉ gỡ lại được 2 bàn đều do công của Huỳnh Hồng Sơn.
Sau lần vô địch này, SLNA phải chờ thêm 7 năm mới có cơ hội dự tranh Siêu cúp, năm 2010. Như trên đã nói, đội bóng xứ Nghệ để thua Hà Nội sau 90 phút thi đấu nghẹt thở trên sân Hàng Đẫy, và kết thúc bằng cuộc đấu trên chấm 11m. Đội bóng xứ Nghệ chỉ giành được chiếc Siêu cúp thứ 4 vào năm 2011.
Cho tới nay, đã có 9 đội vinh dự giành danh hiệu Siêu cúp cao quý gồm Thể Công, SLNA, Hoàng Anh Gia Lai, Mitsustar Haier Hải Phòng, Gạch Đồng Tâm Long An, Becamex Bình Dương, Lam Sơn Thanh Hoá, Hà Nội T&T và SHB Đà Nẵng. Trong số trên, chỉ có Hoàng Anh Gia Lai và Becamex Bình Dương là 2 đội cùng có 2 lần được giương cao chiếc Siêu cúp danh giá. Thành tích trên vẫn còn kém khá xa so với SLNA.