Soi giáo dục thời COVID

0:00 / 0:00
0:00
TS Tùng cho rằng giáo dục vẫn chưa khuyến khích tự học, tự tin ở người
TS Tùng cho rằng giáo dục vẫn chưa khuyến khích tự học, tự tin ở người
TP - Đại dịch COVID-19 đã tác động không nhỏ đến ngành giáo dục. Bên cạnh những tác động tiêu cực, đây cũng được coi là phép “thử” đối với ngành trong ứng dụng công nghệ 4.0.

TS Trương Tiến Tùng, nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Mở Hà Nội cho biết, qua đại dịch COVID-19 mới nhận ra sự chuyển mình của giáo dục hơi chậm. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã thâm nhập vào tất cả các nước, len lỏi vào các ngành kinh tế, đời sống xã hội nhưng tác động của nó với ngành giáo dục ở Việt Nam lại chưa rõ ràng. Đây là cơ hội để ngành “soi” lại mình.

Soi giáo dục thời COVID ảnh 1

Công nghệ thời đại dịch luôn được chú trọng

Môi trường thông tin hiện nay khác với ngày xưa, thuyết giảng không còn phù hợp. Vai trò cá nhân càng ngày càng lớn, xã hội lại chuyển sang “dịch vụ” rất nhanh và tốt. Chính phủ đã kịp thời thay đổi để có các dịch vụ công đến với người dân, từng chi tiết, rất tiện ích, thân thiện. Cá nhân hóa trong xã hội rất lớn, sự chuyển dịch rõ ràng nhất là hạn chế tập trung, chuyển sang chế độ phân tán. Ví dụ, đại siêu thị trước đây trở thành chuỗi cửa hàng tiện ích. Trong nông nghiệp, ngày xưa phải qua khâu trung gian nhưng bây giờ sản phẩm đi thẳng từ đồng ruộng lên bàn ăn của người tiêu dùng thông qua logistics. Trong khi giáo dục vẫn quen mô hình tập trung học sinh, sinh viên về trường để hành chính hóa. Điều này làm khó cho chính người học.

Theo TS Trương Tiến Tùng, nói như thế không có nghĩa giáo dục không có những điểm mạnh, tích cực. Thực tế, ngành giáo dục cũng có chuyển biến. Đơn cử như cách đây 30 năm, Chính phủ, Nhà nước đã có chính sách cho hai trường ĐH Mở đi tắt đón đầu công nghệ với mô hình đào tạo từ xa. Ngành giáo dục cũng đã “cá nhân” hóa sự học của học sinh phổ thông bằng nhiều bộ sách giáo khoa. Nhưng vẫn còn tình trạng quan liêu, bao cấp. Đây chính là rào cản giáo dục phát triển. “Nghị quyết 29 yêu cầu phải thay đổi căn bản toàn diện theo xu hướng giáo dục mở, phá đi tất cả rào cản hành chính, cản trở người học tiếp cận môi trường học tập, học tập theo năng lực. Vấn đề là ngành chưa nắm bắt thời cơ, đi tắt, đón đầu”.

Khó nhất là người thầy

Theo PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo, trường ĐH Kinh tế Quốc dân, qua đại dịch, ngành giáo dục nổi lên vấn đề cấp bách cần nâng cao trình độ công nghệ thông tin toàn hệ thống từ giảng dạy đến quản trị trường học. Lấy thực tế từ trải nghiệm của bản thân, PGS Bùi Đức Triệu cho rằng trường ĐH Kinh tế Quốc dân may mắn có sự chuẩn bị từ trước khi ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Cách đây 3 năm, trường đã xây dựng phần mềm tổng thể. Trong đó bao gồm học tập, giảng dạy, quản lý đào tạo. Hai năm trước, trường đã xây dựng đề án dạy và học Blended Learning (dạy trực tuyến kết hợp dạy trực tiếp). Nên khi dịch COVID-19 bất ngờ xảy ra năm 2020, trường không thí điểm mà ứng dụng luôn trong toàn hệ thống. PGS Bùi Đức Triệu cũng thú nhận khi đó, cũng chưa dám gọi là dạy học trực tuyến, chỉ gọi “tránh” là Bended Learning để phù hợp với tình hình thực tế, khi nào được phép sẽ “trả lại” tên gọi đúng cho chương trình. Rất may sau đó Bộ có công văn hướng dẫn.

TS Tùng cho rằng giáo dục vẫn chưa khuyến khích tự học, tự tin ở người học nên khi có dịch bệnh ứng phó lại lúng túng. Đây là lỗi của người lớn. Bộ GD&ĐT cũng đã nhận thức được vấn đề này nên đã ban hành các thông tư công nhận học trực tuyến.

“Điều đó có nghĩa là nếu có chuẩn bị tốt mới ứng phó được khi có trường hợp bất thường. Muốn vậy phải nâng cao đầu tư vật chất, nhân lực, vật lực cho công nghệ 4.0”, PGS Bùi Đức Triệu nhấn mạnh. Nhưng theo ông lo ngại nhất không phải ở phía người học phải thay đổi mà chính là ở đội ngũ giảng viên. Sinh viên đều là những người đã trưởng thành, trình độ công nghệ đều tốt. Trong khi đó, yêu cầu đối với người dạy cao hơn so với sinh viên. Sinh viên chỉ sử dụng theo hướng dẫn còn với giảng viên đòi hỏi phải qua tập huấn, nâng cao trình độ, được trang bị hạ tầng công nghệ. Do đó, PGS Triệu cho rằng muốn thay đổi phải bắt đầu từ người thầy và phải có sự đầu tư thích đáng.

MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.