Sinh viên ở trọ: Nghèo phải... 'xài sang'

Sinh viên ở trọ: Nghèo phải... 'xài sang'
Không chỉ lắm phen khổ sở vì giá thuê phòng trọ leo thang, sinh viên (SV) ở trọ còn phải gánh cả mức giá điện, nước… sinh hoạt cao gấp 2-3 lần mức giá bình thường với hàng trăm lý do và quy định của chủ trọ. Nhiều SV nói đùa: “SV tụi mình nghèo mà cứ phải xài sang!”.

Sinh viên ở trọ: Nghèo phải... 'xài sang'

Không chỉ lắm phen khổ sở vì giá thuê phòng trọ leo thang, sinh viên (SV) ở trọ còn phải gánh cả mức giá điện, nước… sinh hoạt cao gấp 2-3 lần mức giá bình thường với hàng trăm lý do và quy định của chủ trọ. Nhiều SV nói đùa: “SV tụi mình nghèo mà cứ phải xài sang!”.

Chất lượng phòng trọ không cải thiện song giá thuê phòng thì không đợi đến hẹn vẫn tăng với nhiều lý do của chủ trọ
Chất lượng phòng trọ không cải thiện song giá thuê phòng thì không đợi đến hẹn vẫn tăng với nhiều lý do của chủ trọ.

Thường mỗi năm cứ “đến hẹn lại lên”, vào dịp sau Tết và thời điểm các trường khai giảng năm học mới, các chủ trọ lại lấy cớ nhu cầu thuê phòng cao để tăng giá. Do cái “lệ” này mà không ít sinh viên (SV) phải long đong chuyển hết nhà trọ này sang nhà trọ khác. Mỗi lần chuyển trọ, giá phòng bằng, thậm chí là cao hơn nhưng chất lượng phòng trọ thì lại kém hơn.

Bạn Nguyễn Thị Hằng, quê ở Quảng Nam, SV ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng cho biết: “Em học tới năm thứ 3 thì cũng 3 lần chuyển chỗ trọ vì nhà trọ cứ tăng giá liên tục mà “lương” ba mẹ phát cho mỗi tháng thì vẫn như rứa thôi. Như phòng em thuê hiện giờ chưa tới 20m2 mà đã 800 nghìn đồng/tháng. Trong khi với mức này, năm trước em có thể thuê được một phòng rộng hơn, an toàn hơn và có cả công trình phụ bên trong phòng”.

Phương, bạn cùng phòng Hằng bức xúc: “Thường thì ra Tết hay đầu năm học là tới hẹn chủ trọ tăng tiền thuê phòng. Nhưng bây giờ nhiều khi không cứ đợi tới hẹn. Chủ trọ muốn ưng tăng lúc mô thì tăng với đủ thứ lý do. Như vừa rồi đây, chỗ trọ cũ của bọn em báo tăng tiền phòng từ 800 nghìn đồng lên 1 triệu đồng từ trước khi bọn em nghỉ hè để giữ phòng.

Theo như chủ trọ thì phải tăng chứ vô năm học mới thì nhiều người thuê lắm, họ chịu giá cao hơn mà không có phòng cho thuê. Hai đứa cũng ráng chịu, nhưng vừa vô học hơn 1 tháng, chủ trọ lại báo tăng thêm tiền nhà nữa vì lý do “tăng thuế đất”.

Chỗ ở cũ khá an ninh và sạch sẽ nên bọn em chiều chủ nhà nhưng cứ một năm 3 - 4 lượt thì chịu. Rứa lại phải lục đục chuyển phòng”.

Không chỉ tiền phòng cao mà giá điện, nước sinh hoạt ở các khu nhà trọ cũng cao hơn nhiều so với các hộ dân bình thường
Không chỉ tiền phòng cao mà giá điện, nước sinh hoạt ở các khu nhà trọ cũng cao hơn nhiều so với các hộ dân bình thường.

Chịu thiệt với các chủ nhà trọ nhất là các tân SV. Do còn “lạ nước lạ cái” chưa có kinh nghiệm tìm phòng trọ nên cứ tìm được chỗ nào vừa mắt một chút là chịu mà không biết chủ trọ “bắt chẹt” giá thuê phòng trọ cao.

Tuấn, SV vừa đậu vào Trường ĐH Duy Tân thuê phòng trọ trên đường Phan Thanh cho biết: “Bọn em mới trong quê ra đây tìm được phòng trọ này khoảng hơn một tuần nay. Mới đầu em và một bạn nữa rủ nhau thuê phòng trọ. Tìm được một phòng trọ trông có vẻ mới xây, sạch sẽ.

Thêm nữa, thấy phòng trọ gần trường, tiện đi học nên bọn em chấp nhận giá phòng 1,5 triệu/tháng. Đến hôm sau, có thêm một bạn nữa muốn chung thuê phòng trọ. Tụi em nghĩ thêm người thì đỡ tiền phòng nên đồng ý. Vừa báo với chủ trọ thì chủ trọ cho biết nếu 3 người ở thì tăng lên 1,8 triệu đồng/tháng, mặc dù vẫn là phòng đó. Mới ra thành phố chưa quen, tìm được chỗ trọ khó lắm, nên tụi em cũng chịu và thuê phòng trọ trên với yêu cầu của chủ trọ là đóng một lúc 3 tháng tiền nhà.

Ở một tuần, tụi em lân la hỏi thăm mới biết, một phòng trọ khác cùng khu và diện tích phòng như nhau nhưng giá thuê chỉ có 1 triệu đồng/tháng. Lúc này biết mình bị “hớ” thì cũng đã muộn rồi. Dễ chi mà đòi lại được tiền cọc 3 tháng thuê phòng nên đành chấp nhận thôi”.

Không chỉ khổ sở với mức thuê phòng trọ cao và “cứ ưng tăng khi mô thì tăng”, SV ở trọ còn phải gánh cả mức thuê điện, nước sinh hoạt với giá cao hơn mức bình thường. Nhiều SV nói đùa nhưng đau thật: “SV tụi mình nghèo mà cứ phải xài sang”.

Theo mức giá điện sinh hoạt hiện hành, 1kwh điện có giá từ 1.204 đồng (áp dụng với số lượng dưới 100kw) đến mức cao nhất là gần 2.200 đồng (từ kwh thứ 401 trở lên).

Mức giá điện mới tăng làm nhiều người ta thán. Thế nhưng với SV ở trọ, mức 2000 đồng/kwh là lâu lắm rồi. Hầu hết các SV hiện nay phải chịu mức giá điện từ 3000 - 3.500 đồng/kwh do chủ nhà trọ quy định.

Bạn Nguyễn Thị Hằng cho biết: “Từ cách đây hơn 2 năm, giá điện phòng trọ đã là 2.000 đồng/kwh, rồi tăng dần lên 3.500 đồng/kwh. Nhà trọ có công tơ điện riêng, phòng em mỗi tháng phải mất trên dưới 200 nghìn đồng tiền điện. Đó là chưa kể tiền nước.

Phòng có 2 người, nước dùng sinh hoạt đâu là mấy. Thế nhưng mỗi tháng 2 người phải trả 70 nghìn đồng tiền nước. Một số nơi chủ trọ tính tổng tiền nước cho cả khu nhà rồi chia đều tùy mỗi tháng. Nhưng ở chỗ em thì cứ “khoán” giá nước luôn là 35.000 đồng/tháng.

Rồi tiền vệ sinh, Internet… Cứ so sánh mức chi trả khi mình ở trọ với bữa ăn tiết kiệm của ba mẹ ở nhà mà xót lòng. Nhưng phải chịu thôi.

Đây là quy định, không chịu thì chuyển chỗ khác nhưng chỗ nào cũng vậy thôi, không thế này thì thế khác. Chỉ có bạn nào thuê được nhà nguyên căn thì mới thoát được cảnh giá điện, nước trên trời. Nhưng thuê nhà như vậy thì khó tìm mà tiền nhà lại cao nữa, đâu lại vào đó!”.

Theo Khánh Hiền
Dân Trí

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Hai nữ du khách thiệt mạng trong Rừng Khỉ thiêng
Hai nữ du khách thiệt mạng trong Rừng Khỉ thiêng
TPO - Mới đây, hai du khách đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn bất ngờ xảy ra tại Khu bảo tồn Rừng Khỉ thiêng ở Ubud, Bali, Indonesia. Theo thông tin từ ban quản lý khu rừng, nguyên nhân ban đầu của sự cố được cho là một "cơn gió mạnh và bất ngờ" đã làm một cây lớn đổ xuống, gây tai nạn thương tâm.