Sinh viên Đại học Văn hoá làm mới nghệ thuật truyền thống

Lớp học hát Xẩm tại nhà con gái cụ Hà Thị Cầu.
Lớp học hát Xẩm tại nhà con gái cụ Hà Thị Cầu.
TPO - Các chương trình nghệ thuật truyền thống đang được các bạn sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức nhằm lan tỏa tình yêu dành cho các môn nghệ thuật truyền thống ra cộng đồng. Theo đó, chương trình "Xẩm vọng hương" theo dấu tìm về chốn cũ và múa rối nước của các nghệ nhân Đồng Ngư (Thuận Thành, Bắc Ninh) được diễn ra, thu hút sự quan tâm của đông đảo bạn trẻ và người dân.

"Xẩm vọng hương" vọng về 

Chương trình được thực hiện bởi nhóm LTF (khoa Văn hóa học, Đại học Văn hóa Hà Nội) với khao khát được tiếp thêm nguồn cảm hứng, tình yêu cho những người nghệ sĩ dân gian để lời ca, câu hát sống mãi trong đời sống của cộng đồng.

Theo đó, những người học trò của cố nghệ nhân Hà Thị Cầu - Nhóm Xẩm Hà Thành và các nghệ sĩ dân gian đến từ CLB Xẩm – Chèo chùa Cống cũng sẽ tham gia chương trình.

Chương trình được phối hợp thực hiện cùng trường THCS Yên Phong hướng dẫn sinh động cho các em học sinh về bộ môn nghệ thuật đặc sắc đang được lưu giữ tại quê hương mình.

Sinh viên Đại học Văn hoá làm mới nghệ thuật truyền thống ảnh 1 Các em học sinh học sinh được nghệ nhân truyền dạy nghề hát Xẩm.

Chương trình được diễn ra tại xã Yên Phong (Yên Mô, Ninh Bình) góp phần tạo không gian cho nghệ thuật hát Xẩm đã tiếp cận gần gũi hơn đến với các bạn trẻ. Qua đó, chương trình nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các bạn trẻ.

Tâm sự với chúng tôi, em Trần Thu Hương ( lớp 9, THCS Yên Phong (Yên Mô, Binh Bình) chia sẻ: "Cứ mỗi tuần thứ 4 chúng em đều tập trung về nhà bà Mận (con gái cụ Hà Thị Cầu) để học hát Xẩm, hôm nào mà nghỉ là trong lòng em khó chịu lắm, được hát Xẩm khiến em vui lắm, nó như ngấm vào người em rồi đấy".

Múa rối nước - khi nông dân cầm con rối

Sáng 11/4, các bạn sinh viên trẻ (khoa Văn hóa học, Đại học Văn hóa Hà Nội) đã tổ chức chương trình tham quan trải nghiệm múa rối nước cùng các nghệ nhân đến từ phường múa rối Đồng Ngư (Thuận Thành, Bắc Ninh) tại Bảo tàng Dân tộc học. Chương trình tái hiện đầy đủ và chân thực nghệ thuật múa rối nước, các bạn sinh viên trẻ đã đem đến một góc nhìn mới mẻ, chân thực về nghề rối nước đang đứng ở "rìa" của sự mai một.

Sinh viên Đại học Văn hoá làm mới nghệ thuật truyền thống ảnh 2 Các bạn trẻ trải nghiệm múa rối nước tại bảo tàng dân tộc học. Ảnh: Đinh Tuấn.

Qua đó, các bạn trẻ được trò chuyện với các nghệ nhân múa rối nước, quan sát chế tác quân rối, khám phá bí mật buồng trò, học cách điều khiển con rối và xem các nghệ nhân biểu diễn. "Cứ hết vụ mùa nông nhàn ở quê, chúng tôi lại tập luyện và đem nghệ thuật truyền thống quê hương mình đi lưu diễn các nơi, nhiều khi đi diễn không có thu nhập nhưng vì niềm vui, vì gìn giữ nét đẹp cổ truyền của quê hương nên ai cũng nhiệt huyết lắm" ông Nguyễn Đăng Dung (nghệ nhân múa rối nước làng Đồng Ngư) trăn trở.

Sinh viên Đại học Văn hoá làm mới nghệ thuật truyền thống ảnh 3 Các nghệ nhân hát quan họ lồng tiếng cho sân khấu múa rối nước. Ảnh: Đinh Tuấn.

Chia sẻ thêm với chúng tôi, ông tâm sự: " Hầu như mọi kinh phí hoạt động đều do mọi người trong đoàn cùng nhau góp vào nhưng trở ngại lớn nhất vẫn là việc chúng tôi vẫn đang gặp khó khăn trong việc truyền nghề cho con em trong làng. Chúng tôi cũng đã đề xuất lên Phòng, Sở văn hóa về việc 3 năm sẽ đào tạo mới cho người trẻ học nghề múa rối nhưng vẫn chưa thực hiện được".

Sinh viên Đại học Văn hoá làm mới nghệ thuật truyền thống ảnh 4 Sân khấu múa rối nước tái hiện lại các cảnh sinh hoạt đời thường của người nông dân xưa. Ảnh: Đinh Tuấn.

Nhiều tích trò phản ánh đời sống dân dã ở các vùng thôn quê như sự mộc mạc của chú Tễu. Các cảnh: Hội xuống đồng, cày cấy, đánh cá, chăn vịt, quay tơ, dệt lụa..., cùng những cảnh sinh hoạt thường nhật như: múa rồng, múa lân, chọi trâu, đấu vật, đua thuyền... được trình diễn tại thủy đình, trong không gian ngoài trời đã giúp nghệ thuật múa rối nước đến gần hơn công chúng.

MỚI - NÓNG
Đường qua khu đô thị cao cấp ở Huế như 'bẫy người'
Đường qua khu đô thị cao cấp ở Huế như 'bẫy người'
TPO - Đường Lê Đức Anh đi qua các khu đô thị cao cấp, kiểu mẫu thuộc phường Thủy Vân (TP. Huế) thời gian gần đây luôn trong tình trạng ngập nước, mặt đường bị các phương tiện vận tải cày xới, băm nát nhưng không được duy tu, sửa chữa kịp thời khiến tai nạn xe cộ thường xuyên xảy ra. 
Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh - Bài 5: Hồi sinh quạt cổ
Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh - Bài 5: Hồi sinh quạt cổ
TP - Qua bàn tay khéo léo, kiên trì của người thợ lão luyện, những chiếc quạt cổ sáng bóng trở lại và chạy êm ru. Quạt cổ phả ra làn gió nhẹ, mơn man khiến chủ nhân như đang được ngồi giữa cánh đồng bát ngát. Trong thời buổi con người vật lộn, sống gấp như hiện nay thì ai cũng muốn có được những giây phút thư thái như thế…