Siêu tàu sân bay và tham vọng cường quốc biển của Ấn Độ

Siêu tàu sân bay và tham vọng cường quốc biển của Ấn Độ
TPO– Được đánh giá là một trong những cường quốc hàng đầu tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Ấn Độ đang cho thấy những nỗ lực không ngừng nghỉ của nước này nhằm xây dựng tiềm lực quân sự tương xứng với vị thế.
Siêu tàu sân bay và tham vọng cường quốc biển của Ấn Độ ảnh 1

Tuy chưa thể vượt trội trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, song Ấn Độ hoàn toàn có thể đạt thế ngang bằng với tham vọng biển của Trung Quốc.

Chương trình mới này dự kiến sẽ biên chế cho Hải quân Ấn Độ 3 tàu sân bay trong 15 năm, 2 trong số đó do Ấn Độ tự chế tạo. Các tàu sân bay này sẽ giúp Hải quân Ấn Độ duy trì các cụm tác chiến tàu sân bay trong trạng thái sẵn sàng.

Mùa hè năm 2012, Ấn Độ bắt đầu dự án tàu sân bay thứ hai theo chương trình Dự án Tàu sân bay Ấn Độ (IAC). Đầu tiên sẽ là hai tàu sân bay mới mang tên Vikramaditya và Vikarant, sau sẽ là INS Vishal sẽ đi vào hoạt động vào đầu những năm 2020.

INS Vishal lớn hơn nhiều so với hai chiếc tàu trước. Lượng giãn nước của Vishal sẽ vượt mức 65.000 mét tấn, so với 40.000 mét tấn của hai tàu trước.

Tư lệnh Hải quân Ấn Độ, Đô đốc Nirmal Kumar Verma thông báo rằng con tàu tương lai sẽ là “một chiếc tàu sân bay lớn có sức chứa các chiến đấu cơ, máy bay cảnh báo và chỉ huy (AWACS), máy bay tiếp dầu (chiến thuật), và các loại vũ khí hạng nặng khác.”

Trong bối cảnh đối đầu quân sự trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Ấn Độ đang mở rộng hoạt động tại Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Cùng với các chương trình hạt nhân và không quân, đại chương trình tàu sân bay của Ấn Độ là thực sự là cốt lõi trong tham vọng biển Ấn Độ.

Đặc tính kỹ thuật của INS Vishal vượt xa so với công nghệ STOBAR (Short Take-Off But Arrested Recovery) áp dụng cho Vikramakitya và tàu mới Vikarant. Công nghệ CATOBAR (Catapult Assisted Take-Off But Arrested Recovery) sẽ thay thế nhằm giúp INS Vishal có khả năng triển khai các ra đa trên không và tàu tiếp dầu.

Với đặc tính kỹ thuật này, INS Vishal vận hành tương tự các siêu tàu sân bay Mỹ và tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp.

Một con tàu như vậy sẽ chuyển đổi Ấn Độ trở thành một siêu cường tàu sân bay. Thực tế, ngay cả cường quốc biển như Anh cũng chưa thể sở hữu hệ thống CATOBAR.

Ở thời điểm hiện tại, chương trình tàu sân bay của Ấn Độ còn được đánh giá là tham vọng hơn so với Trung Quốc. Trung Quốc hiện tại chỉ dựa vào việc cải tạo tàu sân bay Liêu Ninh (tàu sân bay Variag cũ) với các tiêm kích J-15 (sao chép Su-33 của Nga). Ấn Độ thì đã có 2 tàu sân bay 40.000 tấn có sức chứa trên 40 máy bay MiG-29k và khoảng 20 trực thăng.

Như vậy, Hải quân Ấn Độ hiện có ưu thế hơn so với tàu sân bay Liêu Ninh 60.000 tấn, với 18-20 chiếc J-15. Tàu sân bay Trung Quốc gặp khó khăn trong việc triển khai các tiêm kích J-15 vốn nặng và kích thước lớn. Hơn nữa khả năng tấn công ưu việt của tiêm kích Trung Quốc sẽ bị vô hiệu hóa số lượng lớn hơn các tiêm kích Ấn Độ.

Khi sở hữu chiếc tàu sân bay thứ ba với lượng giãn nước 60.000 tấn và với số lượng máy bay lớn hơn (lên tới 40 MiG-29k và Tejas), Ấn Độ sẽ ít nhất ngang bằng hoặc có thể có thể vượt trội, thậm chí cả khi cả 3 tàu sân bay được trang bị J-15 của Hải quân Trung Quốc đi vào hoạt động.

Đỗ Tuấn
theo Russia & India Report

Theo Dịch
MỚI - NÓNG
Hàng hoa giấy lại bung nở rực rỡ trên cầu Vĩnh Tuy
Hàng hoa giấy lại bung nở rực rỡ trên cầu Vĩnh Tuy
TPO - Khi bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ vào Hà Nội, hàng chục nghìn cây xanh, nhiều công trình tại Hà Nội bị hư hỏng. Hàng hoa giấy được trồng trên cầu Vĩnh Tuy cũng không thoát khỏi bị quăng quật trở nên xác xơ, nhưng sau gần một tháng, hiện những cây này đang bung nở trở lại, rực rỡ sức sống.