Siêu cúp bóng đá Quốc gia - hơn mọi bất ngờ

Siêu cúp bóng đá Quốc gia - hơn mọi bất ngờ
TP - So với bề dày lịch sử hơn 50 năm tham gia tổ chức Việt dã toàn quốc, rõ ràng con số 14 lần báo Tiền Phong cùng tổ chức Siêu cúp bóng đá Quốc gia chưa thấm vào đâu. Song, với môn thể thao Vua, ở một trận đấu được xem là cuộc thư hùng của những nhà vô địch, chừng đó cũng đủ để lại những câu chuyện khó quên.

> Báo Tiền Phong đã có nhiều thành tích đáng tự hào (*)
> Siêu cúp cập bến sông Hàn

Trận cầu đi vào lịch sử

Ngày 7/3/1999 có thể được xem như là một cột mốc trong lịch sử phát triển của bóng đá Việt Nam. Đó là ngày hơn 2 vạn khán giả ken kín các khán đài sân Hà Nội (chưa lấy lại tên Hàng Đẫy) để thưởng thức trận Siêu cúp bóng đá Quốc gia đầu tiên trong lịch sử bóng đá Việt Nam, trận thư hùng giữa nhà Vô địch Quốc gia năm 1998 Thể Công và đội đoạt Cúp Quốc gia năm 1998 Công an TP Hồ Chí Minh.

Đặc biệt hơn, trận Siêu cúp đó cũng là giải đấu quốc nội đầu tiên và duy nhất cho đến nay trong lịch sử thể thao Việt Nam được vinh dự đón tiếp nhiều lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng và Nhà nước trực tiếp tới xem, cổ vũ và trao thưởng. Trong buổi chiều nắng ấm đẹp trời, Ban tổ chức trận Siêu cúp- báo Tiền Phong và Liên đoàn bóng đá Việt Nam, vinh dự đón Cố vấn BCH TƯ Đảng Võ Văn Kiệt; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Tấn Dũng, Bộ trưởng Quốc phòng Phạm Văn Trà, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Phạm Thanh Ngân, Bộ trưởng Công an Lê Minh Hương, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Phan Diễn cùng nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ.

 Trận Siêu cúp Việt Nam của báo Tiền Phong đúng là trận đấu sang nhất Việt Nam từ xưa đến nay. Thế là hệ thống thi đấu của bóng đá Việt Nam từ nay đã có một giải-một-trận rất vừa lòng người hâm mộ.

Cố nhà báo Tường Vi, báo Lao Động

Sau 90 phút tranh tài hấp dẫn và sôi nổi, Thể Công trở thành đội bóng đầu tiên giành Siêu cúp bóng đá Quốc gia sau khi vượt qua Công an TP Hồ Chính với tỷ số 3-0 nhờ các bàn thắng của Quang Huy, Việt Hoàng và Hồng Sơn.

Đúng 17 giờ 17 phút, các cầu thủ, CĐV Thể Công, những người không chỉ có mặt trên sân Hà Nội mà cả ở những nơi đảo xa như Bạch Long Vĩ xem trận đấu qua truyền hình, như vỡ òa trong niềm hạnh phúc khi đội trưởng Mạnh Dũng nhận chiếc cúp Vô địch từ tay Cố vấn BCH BCH TƯ Đảng Võ Văn Kiệt.

Ngày hôm sau, làng báo Việt Nam sôi nổi bình luận về trận Siêu cúp lịch sử với những lời ngợi ca chiến thắng thuyết phục của Thể Công cũng như công tác tổ chức của báo Tiền Phong. Trên trang nhất báo Lao Động, trong bài báo có tựa đề "Bất ngờ hơn mọi tưởng tượng", cây bút bình luận thể thao nổi tiếng Tường Vi, nay đã đi xa viết: "160 triệu đồng cho hai đội, 20 triệu đồng cho bóng đá trẻ Hà Nội, hơn 19 triệu đồng giải thưởng cá nhân - trận Siêu cúp Việt Nam của báo Tiền Phong đúng là trận đấu sang nhất Việt Nam từ xưa đến nay. Thế là hệ thống thi đấu của bóng đá Việt Nam từ nay đã có một giải-một-trận rất vừa lòng người hâm mộ".

Trong khi đó, trên tờ Sài Gòn Giải Phóng, cây bút Minh Hùng viết: "...Một lần nữa đoàn quân áo đỏ Thể Công lại ghi tên mình vào bảng vàng thành tích, với danh hiệu đội bóng đầu tiên đoạt Siêu cúp Việt Nam. Chúng ta cũng không thể quên ghi nhận công lao của báo Tiền Phong đã mang Siêu cúp Việt Nam đến với người hâm mộ".

Sướng như bán vé Siêu cúp một thời

Nhớ lại kỷ niệm về trận Siêu cúp đầu tiên, những đoàn viên chi đoàn thanh niên báo Tiền Phong tham gia công tác tổ chức, hậu cần cho trận đấu đều nhất trí cho rằng hoạt động bán vé là sôi nổi và "sướng" nhất.

Chiếc Siêu cúp danh giá của bóng đá Việt Nam. Ảnh: Hồng Vĩnh
Chiếc Siêu cúp danh giá của bóng đá Việt Nam. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Trong thể thao, lượng khán giả đến sân chính là thước đo giá trị, phản ánh sự thành công của giải đấu, trận đấu.

Ngay từ đầu giờ sáng ngày 7/3/1999, rất đông khán giả đã tập trung tại những địa điểm bán vé mà BTC công bố trước đó: Trụ sở báo Tiền Phong, văn phòng Công ty Tiền Phong và đặc biệt là khu vực sân Hà Nội để mua bằng được vé vào sân. Trước nhu cầu quá lớn của người hâm mộ, báo Tiền Phong khẩn trương thành lập "tổ đặc nhiệm" hỗ trợ bán vé gồm những đoàn viên thanh niên của báo, liên tục phục vụ xuyên giờ nghỉ trưa. Chỉ khi những tấm vé cuối cùng đến tay người hâm mộ, "tổ đặc nhiệm" mới tranh thủ tiếp năng lượng, kiểm đếm "thành quả" trước khi lại lao vào công tác phục vụ trận đấu ở trên sân.

Cũng nhờ thành công từ hoạt động bán vé, ngoài việc trao giải thưởng "sang" nhất làng bóng Việt Nam thời đó, báo Tiền Phong còn trích ra 150 triệu đồng từ tiền vé để hỗ trợ các tài năng thể thao trẻ của hai đội Thể Công, Công an TP Hồ Chí Minh cũng như của thể thao Hà Nội.

Toát mồ hôi với bản quyền truyền hình

"Sự cố" bản quyền truyền hình Siêu cúp xảy ra ngày 16/12/2011, một ngày trước trận Siêu cúp QG thứ 13, trận đấu giữa Sông Lam Nghệ An và Navibank Sài Gòn, diễn ra trên sân Vinh.

Thông tin từ Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), đơn vị được BTC trận Siêu cúp ủy quyền phát sóng trực tiếp nhiều trận siêu cúp trước để phục vụ người hâm mộ cả nước, cho biết Tập đoàn An Viên-AVG có công văn gửi VTV cho biết AVG nắm giữ bản quyền truyền hình trận Siêu cúp QG thứ 13 nên VTV không có quyền ghi hình, phát sóng trận Siêu cúp trên sân Vinh.

Trước diễn biết bất ngờ, BTC trận Siêu cúp khẩn trương vào cuộc, phối hợp cùng Liên đoàn bóng đá Việt Nam, công ty CP chuyên nghiệp bóng đá Việt Nam, tìm hiểu, làm rõ vấn đề. Ngay trong đêm 16/11, nguyên nhân "sự cố", bắt nguồn từ một chi tiết có thể gây hiểu lầm trong phụ lục hợp đồng mua bản quyền truyền hình các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam của tập đoàn An Viên-AVG với Liên đoàn bóng đá, đã được làm rõ.

Và với tinh thần thiện chí, hợp tác của các bên liên quan, "quả bom lơ lửng trước trận Siêu cúp" như ví von của làng báo thể thao lúc bấy giờ, được tháo ngòi một cách nhẹ nhàng, giúp người hâm mộ cả nước tiếp tục thưởng thức trận đấu đỉnh cao trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam.

Cũng từ sự cố này, BTC trận Siêu cúp thống nhất không bán bản quyền truyền hình trận đấu, đề nghị VTV tổ chức tường thuật trận Siêu cúp và cung cấp sóng cho mọi đài truyền hình có nhu cầu nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu giải trí của người hâm mộ. Quyết định đó của BTC giúp trận Siêu cúp lần thứ 14 năm 2012 lập kỷ lục về số lượng đài truyền hình tiếp sóng trận đấu khi có tới hơn 30 đài truyền hình tiếp sóng trận Siêu cúp lần thứ 14 trên sân Chi Lăng, với chiến thắng 4-0, lập kỷ lục Siêu cúp, của chủ nhà SHB Đà Nẵng trước Xi măng Xuân Thành Sài Gòn ngày 23/2/2013.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Techcombank cùng 33 anh tài “hâm nóng” không khí tại Vinhomes Ocean Park 3, bất chấp nhiệt độ ngoài trời 15 độ
Techcombank cùng 33 anh tài “hâm nóng” không khí tại Vinhomes Ocean Park 3, bất chấp nhiệt độ ngoài trời 15 độ
Ngay từ sáng sớm, khu vực tổ chức concert Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai tại Vinhomes Ocean Park 3 đã đón một lượng lớn khán giả tập trung, háo hức chờ đến giờ check-in. Người hâm mộ đã sẵn sàng cho một bữa tiệc âm nhạc bùng nổ, “thủng nóc, bay trần, tung trời” cùng 33 Anh tài, ban tổ chức và nhà đồng đầu tư – ngân hàng Techcombank.
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.