> Ngư dân Quảng Nam lập hầm dã chiến tránh bão - (09/11)
> Khẩn cấp sơ tán hàng vạn hộ dân vì siêu bão HaiYan
Người dân Đà Nẵng di dời, sơ tán phòng chống bão số 14.. |
Ông Tăng nhận định, cùng xu hướng dịch chuyển dần lên phía Bắc của bão số 14, từ đêm nay, mưa sẽ lan tới khu vực Quảng Bình, Hà Tĩnh và đến chiều tối mai tới khu vực Thanh Hóa và Bắc Bộ.
Mưa lớn dồn dập kéo dài từ 1 - 2 ngày với lượng mưa từ 200 - 400mm, có nơi tới 500mm, sẽ gây lũ lớn trên các sông suối, ngập úng ở các thành phố, vùng trũng và lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi.
Theo Giám đốc Bùi Minh Tăng, một trong những lo ngại lớn nhất là nước biển dâng, vì vậy khu vực ven biển các đảo thuộc tỉnh Nghệ An – Quảng Ngãi cần đề phòng nước dâng kết hợp với triều cường cao từ 4 - 6m, sóng biển cao từ 5 - 8m, vùng gần tâm bão trên 10.
Theo giải thích của ông Tăng, dù bão có giảm cường độ, nhưng dự báo đổ bộ vào đất liền khoảng chiều tối, thời điểm nước triều dâng nên mức độ nước biển dâng và sóng cao vẫn không giảm so với nhận định ban đầu.
Ngày 9/11, Thủ tướng Chính phủ có Công điện số 1850/CĐ-TTg, yêu cầu các bộ, ngành, địa phương chủ động đối phó siêu bão HaiYan. Công điện nêu rõ: Siêu bão số 14 đã vào Biển Đông, đang di chuyển nhanh theo hướng giữa Tây và Tây Bắc, có khả năng đổi hướng di chuyển dọc theo các tỉnh Trung Bộ và ảnh hưởng đến các tỉnh Bắc Bộ. Đây là cơn bão rất mạnh, diễn biến phức tạp. Để chủ động đối phó siêu bão, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, cơ quan và UBND các tỉnh từ Bình Thuận đến Quảng Ninh theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; tìm mọi biện pháp thông báo, kiên quyết kêu gọi toàn bộ tàu thuyền đang hoạt động trên biển về bờ hoặc đến nơi trú ẩn an toàn. Chủ động thực hiện cấm biển và kiểm soát chặt chẽ tàu thuyền hoạt động ven biển, cửa sông, các tàu du lịch, vận tải; tổ chức hướng dẫn, sắp xếp neo đậu tàu thuyền; di chuyển và có biện pháp đảm bảo an toàn cho các lồng bè nuôi trồng thủy hải sản; tuyệt đối không để người ở lại trên tàu thuyền, lồng bè. |