Siết quản lý sàn vàng có phạm luật?

Siết quản lý sàn vàng có phạm luật?
TP - Cơn sốt giá vàng khiến Thủ tướng phải có ý kiến, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thừa nhận “không kiểm soát được các sàn vàng” và đang tính chuyện siết quản lý các sàn vàng.

>> Quản lý sàn vàng: Hai phương án đều phạm luật

Siết quản lý sàn vàng có phạm luật? ảnh 1
Cơn sốt giá vàng khiến nhiều người quan tâm đến sàn vàng

Tôi cho việc siết quản lý hoạt động của các sàn vàng là đúng, nhưng chưa bàn chuyện nên quản lý như thế nào.

Hai phương án đã được đưa ra: cấm hoạt động của các sàn vàng; hay nâng mức ký quỹ có thể lên đến trăm phần trăm và chỉ có các sàn thuộc các ngân hàng thương mại mới được hoạt động.

Nhiều ý kiến cho rằng “cả hai phương án mà NHNN đưa ra đều vi phạm Nghị định 59/2006/NĐ-CP. Theo Nghị định này, hoạt động kinh doanh vàng nói chung, sàn giao dịch nói riêng không thuộc hàng hóa, dịch vụ cấm hoặc hạn chế kinh doanh”. Có đúng thế không?

Nhiều ý kiến cho rằng “cả hai phương án mà NHNN đưa ra đều vi phạm Nghị định 59/2006/NĐ-CP.

Theo Nghị định này, hoạt động kinh doanh vàng nói chung, sàn giao dịch nói riêng không thuộc hàng hóa, dịch vụ cấm hoặc hạn chế kinh doanh”. Có đúng thế không? 

Phụ lục III của Nghị định 59/2006/NĐ-CP quy định “danh mục hàng hóa kinh doanh có điều kiện”. Mục 2 của phụ lục này quy định “hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện không cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh”.

Hàng hóa thứ 15 trong phụ lục là vàng và cơ quan quản lý ngành là NHNN. Như vậy hoạt động kinh doanh hàng hoá vàng là hoạt động kinh doanh có điều kiện, nhưng không cần cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh.

Dựa vào quy định này, các chuyên gia cho rằng phương án của NHNN là trái với  Nghị định 59/2006/NĐ-CP. Có lẽ có sự hiểu chưa chính xác ở đây, hay nhà chức trách cần lý giải rõ hơn các quy định.

Theo tôi, cần phân biệt việc kinh doanh vàng với tư cách là hàng hoá, kim loại và vàng với tư cách là tiền.

Vàng là kim loại quý được dùng với tư cách tiền từ ngàn xưa. Ngày nay, nó vẫn là một loại tiền tệ mạnh. Vì thế xuất nhập khẩu vàng được coi là giao dịch tiền tệ, và không được tính vào kim ngạch xuất nhập khẩu.

Với tư cách tiền, kinh doanh vàng hệt như kinh doanh các đồng tiền, kinh doanh ngoại tệ và phải được NHNN quản lý một cách chặt chẽ.

Các sàn vàng có hoạt động cho vay (khi tỷ lệ ký quỹ dưới 100% thì phần chênh lệch là một khoản vay) và tác động đòn bẩy (1 chia cho tỷ lệ ký quỹ: nếu ký quỹ 20% thì đòn bẩy là 5), có thể khiến nhà đầu cơ trúng rất lớn, nhưng cũng có thể sạt nghiệp rất nhanh. Hiện tượng khá giống trong kinh doanh chứng khoán.

Hiển nhiên các sàn vàng là một bộ phận của thị trường tài chính tiền tệ và nên được quản lý cẩn trọng.

Vàng cũng là một thứ hàng hóa  như bao hàng hóa khác. Nếu việc kinh doanh vàng không với tư cách tiền, thí dụ mua bán vàng dùng trong công nghiệp điện tử, hay vàng dùng làm đồ trang sức, thì kinh doanh vàng chẳng mấy ảnh hưởng đến nền kinh tế, không thể gây ra các xáo động xã hội như vừa qua.

Vàng với tư cách hàng hóa như vậy được quy định tại mục 2 của Phụ lục III của Nghị định 59/2006/NĐ-CP. Để tránh sự nhập nhằng, tôi nghĩ các văn bản pháp lý cần phân biệt rõ hai chức năng này và, ngay cả với tư cách hàng hóa, cũng nên cẩn trọng hơn trong quy định pháp lý.

Nếu tách bạch như vậy thì thấy cả hai phương án nêu ra của Ngân hàng Nhà nước về siết quản lý các sàn vàng không hề vi phạm Nghị định 59/2006/NĐ-CP.

Tôi không bàn đến tính khả thi, hay phương án có tốt hay không tốt.  Đấy là một đề tài khác.

Ý kiến của bạn về vấn đề này ?

MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.