Hiện bốn trường THPT chuyên và trường THPT có lớp chuyên trực thuộc Sở GD&ĐT, gồm: THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, THPT chuyên Nguyễn Huệ, THPT Chu Văn An và THPT Sơn Tây. Theo quy chế tuyển sinh vào lớp 10, các em có nguyện vọng vào hệ này được đăng ký tối đa hai trong bốn trường. |
Để tuyển sinh vào các trường này, Sở GD&ĐT tổ chức 2 vòng thi. Vòng 1 là sơ tuyển đối với học sinh đủ điều kiện dự tuyển, hồ sơ dự tuyển hợp lệ. Vòng 2 là tổ chức thi tuyển với những em đã qua vòng sơ tuyển. |
Khác với hai ngày trước đó mưa tầm tã, hôm nay thời tiết Hà Nội lại nắng nóng |
Nhiều "sĩ tử" tâm trạng lo âu khi muốn có một suất vào các trường chuyên |
Thí sinh ra khỏi phòng thi cho rằng đề Toán cho thí sinh dự thi vào chuyên Toán, chuyên Tin khá khó, không dễ đạt điểm 9-10 |
Nhiều thí sinh dự thi vào trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam nở nụ cười tươi sau bài thi sáng nay, 14/6 |
Nhiều thí sinh ra khỏi phòng thi vẫn lăn tăn một số câu bị mất điểm |
Nhiều phụ huynh đến đợi trước 30 phút giờ đón con trong thời tiết nắng nóng |
Phụ huynh ngóng con ở gần cổng trường |
Con đi thi, bố mẹ cũng đi thi và lo lắng theo con |
Đỏ mắt mong ngóng con ra khỏi phòng thi |
Đề Ngữ văn bàn về "những điều hoàn hảo mà em yêu thương"
Sáng 14/6, thí sinh đăng ký nguyện vọng vào lớp 10 THPT chuyên tại Hà Nội làm bài thi môn Ngữ văn thời gian 150 phút với 2 câu hỏi tự luận. Trong đó, có một bài nghị luận yêu cầu học sinh bàn về "những điều hoàn hảo mà em yêu thương".
Tiến sĩ Văn học Trịnh Thu Tuyết cho rằng, trong khung cấu trúc quen thuộc của đề thi với hai câu nghị luận xã hội (3,5 điểm) và nghị luận văn học (6,5 điểm), đề thi tuyển sinh vào 10, môn Ngữ văn (chuyên) của Sở GD & ĐT Hà Nội năm học 2021 – 2022 đặt ra cho những người quan tâm nhiều suy nghĩ.
TS Thu Tuyết cho rằng, cô hài lòng vì cả hai câu nghị luận xã hội và nghị luận văn học đều đặt ra được những vấn đề hữu ích, thiết thực với cả cuộc sống và văn chương.
Đề bài cũng có khả năng gợi mở cho học sinh những nghịch lí, những bí ẩn kì diệu trong tâm hồn con người khi chúng ta, thậm chí có thể yêu thương chính những vênh lệch, hao hụt, khuyết thiếu mà hờ hững với những sự được coi là hoàn hảo, toàn vẹn’- Cô Tuyết chia sẻ.
Tuy nhiên, theo cô Tuyết, câu lệnh: “Từ gợi dẫn trên kết hợp với hiểu biết xã hội, hãy viết một bài văn nghị luận bàn về những điều chưa hoàn hảo mà em yêu thương” có đôi điều cần suy nghĩ thêm.
“Với câu lệnh: “Hãy trình bày suy nghĩ của em về quan niệm trên”, có lẽ các em sẽ rộng đất hơn cho suy ngẫm chăng”- vị Tiến sĩ Văn học nêu quan điểm.
Với câu nghị luận văn học đưa ra quan niệm về một trong những tiêu chí sống còn của thi ca, đó là “cái mới”.
Quan niệm “Trong nghệ thuật, không phải cái mới nào cũng hay, nhưng chắc chắn cái hay nào cũng mới” về cơ bản là chính xác khi khẳng định vai trò của sự sáng tạo mới mẻ trong nghệ thuật, như ý của Nam Cao: “Văn chương cần khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”, hay như ý của Leonit Leonop: “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung”… Sự nhàm cũ, lặp lại là cái chết của nghệ thuật nói chung, của thi ca nói riêng.
Cũng theo cô Tuyết, với đề Ngữ văn sáng nay, cần nói thêm về biên độ ý nghĩa hơi rộng của từ “mới” trong cụm từ “cái hay nào cũng mới” – vì cái mới hàm chứa khá nhiều bình diện và mức độ, có thể là một cuộc cách mạng, có thể chỉ là đôi chút phá cách - nhiều khi một bài thơ hay chỉ bởi một tứ mới, một phá cách nho nhỏ trong hình thức hoặc nội dung, thậm chí vẫn trên nền cái truyền thống về thể loại, niêm luật hay ý tưởng…
Câu lệnh của đề, “…hãy làm rõ những “cái mới” góp phần tạo nên “cái hay” của một vài bài thơ Việt Nam được sáng tác sau năm 1975 trong chương trình Ngữ văn 9” còn tạo ra giới hạn cho sự cảm thụ của học trò khi xác định rõ ngữ liệu các em được sử dụng để chứng minh quan niệm trong đề.
Theo cô Tuyết, giả thiết các em không thấy những “bài thơ Việt Nam được sáng tác sau năm 1975 trong chương trình Ngữ văn 9” là hay, cũng không tìm thấy cái mới, tất yếu các em phải ép mình khen hay, khen mới.
“Rất cần tháo những cái khung giới hạn cho các em được tự do suy tưởng và xúc cảm, nhất là với học sinh chuyên văn’- cô Tuyết đề xuất.
Đề thi vào lớp 10 chuyên Toán, Tin: Thí sinh ‘nhăn nhó’ với câu hình
Trong 150 phút sáng 14/6, thí sinh thi vào lớp 10 chuyên Toán của Hà Nội làm 5 câu hỏi, trong đó câu 5 khó nhất chiếm 1 điểm. Còn nhiều thí sinh đánh giá đề Toán vào lớp 10 chuyên Tin của Hà Nội khó giành điểm tuyệt đối ở bài 4 phần hình học, chiếm 3 điểm.
Ra khỏi phòng thi, Em Nguyễn Trung Thành, học sinh Trường THCS Đống Đa, Hà Nội, thi vào chuyên toán Tin của trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam nhận xét: So với đề thi vào chuyên THPT năm ngoái, em thấy đề năm dễ thở hơn, không có nhiều câu hỏi đánh đố. Khó nhất ở câu 3 bài 4, phần hình học. Em còn lúng túng ở bài 2 nên đoán được khoảng 7 điểm.
“Với bài làm hôm nay em hy vọng vẫn có 1 suất vào trường”- Thành cho hay.
Chung nhận định với Trung Thành, em Nguyễn Quang Chính, học sinh Trường THCS Thanh Xuân Nam bày tỏ tiếc nuối về câu cuối về tổ hợp em không làm được.
Ngoài ra, Chính cho biết, không làm được câu 2, câu 3 phần hình học. Bài 5 em làm được nhưng kết quả không chắc chắn. Đề thi này yêu cầu thí sinh nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa và nâng cao ở phần đại số, hình học.
Với đề thi này, Chính cho rằng học sinh ôn tập chắc kiến thức Toán học có thể đạt từ 8 điểm trở lên nhưng phải chắc kiến thức Hình học mới có thể đạt 9-10.
Nhiều thí sinh thi vào trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam sáng nay đều cho rằng, bài hình học là câu phân loại, yêu cầu thí sinh phải chuẩn bị kiến thức nâng cao. Những phần còn lại không quá khó, nếu làm cẩn thận, thí sinh có thể giành điểm.
Với em Vũ Đức Thành, học sinh trường THCS Lê Lợi, thi vào chuyên Toán trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam cho rằng, đề Toán năm nay dễ thở ở phần đại số nhưng phần hình thì ở cấp độ khó.
“Với bài này em tính ra được 7 điểm trở lên. Em vẫn hy vọng có 1 suất cuối cùng vào trường”- Thành cho biết.
Ngoài ra, Thành cũng cho biết thêm, ngoài dự thi vào trường trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, thì em còn đăng ký thi vào trường THPT chuyên Khoa học Tự nhiên và trường THPT Chuyên Sư phạm và kiểu gì em cũng phải cố vào được một trường.
Đề thi vào lớp 10 chuyên Toán của Hà Nội |
Đề thi vào lớp 10 chuyên Tin của Hà Nội |