Sau sự cố nước khét lẹt, trường học dùng nước bình nấu ăn cho học sinh

TPO - Sau sự cố nước có mùi khét, nhiều trường học đã tự mang mẫu nước đi kiểm nghiệm và mua nước lọc bình để nấu ăn cho học sinh.

Sau khi có thông tin, nguồn nước sạch Sông Đà bị nhiễm bẩn bởi dầu nhớt, nhiều phụ huynh có con đang theo học ở các trường bày tỏ sự hoang mang, lo lắng.

Chị Đặng Hoàng Yến có con học tiểu học ở quận Hoàng Mai chia sẻ, ở gia đình, sau phát hiện nước bốc mùi nồng nặc, gia đình đã đổi nguồn nước ăn uống. Riêng nước sinh hoạt, gia đình dùng qua bình lọc, không biết máy có thể lọc được những chỉ số gì nhưng đành phải hứng máy lọc để các con tắm rửa yên tâm hơn. Tuy nhiên, khi con đến trường, ăn uống như thế nào, gia đình lại rất lo lắng. “Sáng đưa con đến lớp, cô giáo cho biết, con sử dụng nước đóng bình để nấu ăn nên cũng yên tâm phần nào”.

Bà Văn Liên Na, Phó hiệu trưởng Trường THCS –THPT Lương Thế Vinh cho rằng, theo dõi thông tin trên báo chí, bà lo lắng nguồn nước có mùi lạ. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra, nhà trường không phát hiện ra mùi khét. Có thể, trước đó, trường đã xây dựng một phòng lọc nước công nghệ. Tuy nhiên, bà Na cũng cho rằng, nguồn nước nhiễm bẩn (nếu có) sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe học sinh, do đó nhà trường mong sớm được cung cấp thông tin để có phương án đổi nguồn nước nhằm đảm bảo sức khỏe của thầy và trò.

Bà Nguyễn Thị Tâm, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đại Từ, quận Hoàng Mai (Hà Nội) cho hay, từ ngày 14/10, bà đã chỉ đạo bếp lấy nước đóng bình để nấu cơm, canh cho học sinh. Tuy nhiên, với gần 2.000 học sinh, lượng nước bình chỉ cấp đủ để nấu cơm, canh còn nước rửa thực phẩm vẫn phải dùng nguồn nước bình thường. Riêng nước uống, lâu nay, học sinh đã uống nước đóng bình trên lớp nên không lo lắng. Tuy nhiên, bà Tâm cũng cho rằng, dùng nước đóng bình để nấu ăn chỉ là giải pháp tạm thời vì trường có gần 2.000 học sinh, hàng ngày sẽ tiêu tốn một lượng bình nước rất lớn. Do đó, bà mong công ty cấp nước sớm có giải pháp khắc phục để nhà trường trở lại sinh hoạt bình thường.

Sau sự cố nước khét lẹt, trường học dùng nước bình nấu ăn cho học sinh ảnh 1 Tuy nhiên, do mỗi trường đều có hàng nghìn học sinh nên nước rửa thực phẩm vẫn phải dùng nguồn nước Sông Đà 

Bà Phạm Đàm Thục Hạnh, Trưởng phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai cũng chia sẻ, sự cố nước xảy ra từ ngày 9/10 tuy nhiên đến nhiều ngày sau đơn vị mới biết thông tin lại rơi vào ngày nghỉ cuối tuần. Do đó, ngày 14/10, tức thứ 2 bà mới chỉ đạo các trường đổi nguồn nước tạm thời sang các bình lọc tiêu chuẩn để sử dụng trong nấu ăn bán trú, nước uống cho học sinh.

Ông Phạm Gia  Hữu, Trưởng Phòng GD&ĐT Quận Thanh Xuân chia sẻ, một số trường trên địa bàn cũng báo cáo nguồn nước có mùi lạ và xin ý kiến chỉ đạo. Tuy nhiên, đến thời điểm này, về mặt quản lý nhà nước, Phòng GD&ĐT chưa nhận được thông báo khuyến cáo nào của cơ quan có chuyên môn. Do đó, trước mắt ông cho các trường tạm thời mua nước đóng bình để sử dụng trong chế biến thực phẩm, nấu cơm, canh cho học sinh. Đồng thời, một số trường cũng chủ động lấy mẫu nước đi kiểm nghiệm chất lượng.

Như Tiền Phong đã đưa tin, từ trưa 10/10, nhiều hộ dân sống tại các khu chung cư trên địa bàn quận Hà Đông, Hoàng Mai, Thanh Xuân…phát hiện nước có mùi hắc, nồng và có mùi clo rất nặng như mùi ở các bể bơi. Lo lắng về “mùi lạ” bốc lên từ nguồn nước sạch, nhiều hộ dân đã phải cắt hoàn toàn việc dùng nước tại vòi mà chuyển sang mua nước đóng chai để sử dụng.

Trong khi đó, một số người dân tại xã Phú Minh, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình cho biết, từ ngày 8/10 quanh khu vực suối đầu nguồn gần nhà máy nước sạch Sông Đà xuất hiện dầu nhớt đã qua sử dụng, có mùi khét rất khó chịu.

Sáng 14/10, Cty CP Đầu tư nước sạch sông Đà (Viwasupco) mới có văn bản gửi Sở Xây dựng Hà Nội về việc quản lý vận hành nhà máy từ ngày 9 - 11/10/2019. Văn bản này thừa nhận vào 12h00 ngày 9/10/2019, thời tiết khu vực mưa, nhân viên bảo vệ đi vớt rong rêu phát hiện ngoài cửa kênh dẫn nước hồ có váng dầu. Do trời mưa lượng dầu này tràn xuống nước của dòng suối đầu nguồn, sau đó tiếp tục chảy vào hồ Đồng Bài gây ô nhiễm nước.

Điều đáng nói dù đã biết nước bị nhiễm dầu, nhưng Cty CP Đầu tư nước sạch sông Đà vẫn cung cấp nước đến người dân. 

MỚI - NÓNG
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
Lộ mức lương cao nhất Cần Thơ
TPO - Năm 2025, tiền lương bình quân của người lao động tại Cần Thơ đạt hơn 8,3 triệu đồng/người/tháng. Người được trả lương cao nhất tại Cần Thơ là hơn 151 triệu đồng/tháng ở khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). 
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
Gameshow cũng trở thành 'thần tượng'
TP - Việc các concert “anh trai” được tổ chức liên tục (6 đêm trong vòng hai tháng) vẫn thu hút hàng trăm nghìn lượt khán giả đương nhiên là tín hiệu tốt cho ngành tổ chức biểu diễn, mở ra hướng đi mới cho công nghiệp văn hóa. Nhưng làm nên chuyện không chỉ do các nghệ sĩ. Lần đầu tiên có dấu hiệu khán giả không chỉ thần tượng nghệ sĩ mà hâm mộ gameshow góp phần tạo nên những thần tượng đó…
Thành phố khởi nguồn hạnh phúc - bài cuối: Bắt 'trend' khuấy động du lịch
Thành phố khởi nguồn hạnh phúc - bài cuối: Bắt 'trend' khuấy động du lịch
TP - Phó Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Hà Văn Siêu từng đánh giá Đà Nẵng là địa phương điển hình của đổi mới sáng tạo, luôn tìm cách để du khách trải nghiệm, thụ hưởng cảnh quan, đắm chìm trong các sự kiện, lễ hội nhiều nhất. Thành phố bước vào mùa mưa lạnh cuối năm với thời tiết nhiều bất lợi nhưng vẫn không “ngủ vùi trong chăn” mà liên tục tung ra sản phẩm, thổi luồng khí ấm cho du lịch Đà Nẵng.