SARS-CoV-2 sắp 'hết bài'?

0:00 / 0:00
0:00
Tiến sỹ Francis Collins cầm một mô hình virus SARS-CoV-2 khi ông trình bày các vấn đề về dịch COVID-19 trước quốc hội Mỹ ảnh: Reuters
Tiến sỹ Francis Collins cầm một mô hình virus SARS-CoV-2 khi ông trình bày các vấn đề về dịch COVID-19 trước quốc hội Mỹ ảnh: Reuters
TP - Từ đầu tháng 2, trong giới chuyên gia đã lan truyền nhận định rằng virus SARS-CoV-2 có thể chỉ có một số ít đột biến.

70 % bệnh nhân coronavirus được xét nghiệm tại một bệnh viện ở Tokyo hồi tháng trước mang một đột biến có khả năng làm giảm khả năng bảo vệ của vắc-xin, đài truyền hình Nhật Bản NHK cho biết hôm 4/4.

Bản tin nói đột biến E484K, được một số nhà khoa học đặt biệt danh là “Eek”, đã được phát hiện ở 10/14 người dương tính với virus SARS - CoV-2 tại Bệnh viện Đại học Y khoa và Nha khoa Tokyo.

Từ tháng 1 đến tháng 3, 12 trong số 36 bệnh nhân mang đột biến này không đi du lịch nước ngoài hoặc tiếp xúc với những người mắc bệnh.

Trước thềm Thế vận hội mùa hè dự kiến ​​bắt đầu vào tháng 7, Nhật Bản đang phải vật lộn với một làn sóng lây nhiễm mới. Các chuyên gia y tế đặc biệt lo ngại về sự lây lan của các chủng đột biến, trong khi các đợt tiêm chủng quy mô lớn vẫn chưa bắt đầu.

Sự xuất hiện các biến thể coronavirus có khả năng lây nhiễm cao hơn ở nhiều khu vực trên thế giới khiến các nhà khoa học đặt ra một câu hỏi quan trọng: liệu virus SARS-CoV-2 đã trưng ra những “quân bài tốt nhất” chưa?

Các biến thể mới lần đầu tiên được phát hiện ở Brazil, Nam Phi và Anh đã xuất hiện trong vòng vài tháng cuối năm ngoái, trong đó có đột biến E484K, với khả năng chống lại miễn dịch tự nhiên và làm giảm sự bảo vệ do các loại vắc-xin hiện tại tạo ra.

Sự xuất hiện các đột biến tương tự, độc lập với nhau, xuất hiện ở các khu vực khác nhau trên thế giới cho thấy coronavirus đang trải qua “quá trình tiến hóa hội tụ”, theo một số nhà khoa học được Reuters phỏng vấn.

Mặc dù E484K sẽ tiếp tục đột biến, các nhà miễn dịch học và virus học nói sự tồn tại của virus corona và liệu giới hạn về số lượng đột biến có làm cho nó ít nguy hiểm hơn hay không là những vấn đề vẫn còn phải xem xét.

Shane Crotty, nhà virus học tại Viện Miễn dịch học La Jolla ở San Diego, Mỹ nói: “Thật hợp lý khi loại virus này (corona) có một số lượng tương đối hạn chế các đột biến chống lại kháng thể”.

Điều đó cho phép các nhà sản xuất thuốc tiên lượng tình hình khi họ phát triển vắc - xin tăng cường nhắm trực tiếp vào các biến thể hiện tại.

Từ đầu tháng 2, trong giới chuyên gia đã lan truyền nhận định rằng virus SARS-CoV-2 có thể chỉ có một số ít đột biến.

Quá trình tiến hóa độc lập các loài khác nhau với các đặc điểm giống nhau, cải thiện tỷ lệ sống sót là trọng tâm của sinh học tiến hóa. “Nếu bạn muốn viết một cuốn sách giáo khoa nhỏ về sự tiến hóa của virus, thì điều đó đang xảy ra ngay bây giờ,” tiến sĩ Francis Collins, nhà di truyền học, giám đốc Viện Y tế Quốc gia Mỹ nói trong một cuộc phỏng vấn.

Các nhà khoa học đã chứng kiến ​​quá trình này ở quy mô nhỏ hơn vào năm 2018 khi virus cúm gia cầm H7N9 nguy hiểm ở Trung Quốc dường như bắt đầu thích nghi với vật chủ là người. Nhưng không có mầm bệnh nào phát triển như SARS-CoV-2.

MỚI - NÓNG
Vì sao chưa áp Tết đã hết vé tàu?
Vì sao chưa áp Tết đã hết vé tàu?
TPO - Mặc dù chưa áp Tết nhưng nhiều chuyến tàu đi các ngày từ 22/1 (23 tháng Chạp) đến 26/1/2025 (27 tháng Chạp) đã hết vé chiều từ Nam ra Bắc, giá vé tàu năm nay cũng tăng cao so với năm ngoái do có sự thay đổi khác biệt về ghế ngồi.