Hội thảo về sân khấu thử nghiệm:

'Sang sông' của Nguyễn Huy Thiệp gây nhiều tranh cãi

'Sang sông' của Nguyễn Huy Thiệp gây nhiều tranh cãi
TP - Hội thảo đầu tiên của Liên hoan sân khấu thử nghiệm toàn quốc diễn ra chiều qua, 4/12 với nhiều thắt nút và cao trào, “nóng” nhất là vở kịch nói của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp: Sang sông, chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của ông.

Sang sông có một tên nữa là Đến bờ bên kia, là vở “nóng” nhất- điều này không bất ngờ vì xem xong tối 1/12, khán giả đã chia dăm bảy luồng ý kiến. Tại hội thảo, đạo diễn Anh Tú cho rằng, Sang sông không theo bố cục kịch thông thường. NSND Đình Quang nói: “Có người xem xong hỏi tôi vở này nói cái gì”.

Tác giả Ngọc Thụ - Chi hội trưởng Chi hội tác giả Hội Nghệ sỹ sân khấu Việt Nam, phản biện với tư cách đại diện cho nhiều tác giả: “Từ nay trở đi, phải thận trọng khi mời tác giả văn xuôi sang viết kịch bản”.

Nhà phê bình Nguyễn Văn Thành bênh vực: “Sở dĩ gây tranh luận là vì người ta giàu quá, nhiều phụ tùng trang sức quá, người ta phải nhìn nhiều thứ mà không thấy. Chứ nếu có tý chút thôi thì người ta thấy ngay. Sang sông có nhiều tìm tòi”.

Ông Phạm Duy Khuê- nguyên chuyên viên cao cấp Văn phòng Chính phủ: “Không phải bao giờ cũng nên đưa những cái gai góc vào để thử nghiệm. Nhảy vào sân khấu không đơn giản đâu. Anh Nguyễn Khải từng nhảy vào rồi chạy mất”.

NSND Doãn Hoàng Giang, cố vấn Sang sông nói: “Đây từng là khuôn mặt lạ của văn học chúng ta và tôi khuyến khích anh Thiệp “nhảy vào” sân khấu. Thiệp vào, khác với kiểu thông thường.

Nếu là đạo diễn, ai cũng thích những vở như thế - như ngôi nhà chưa có chìa khóa. May thì đạo diễn tìm chìa khóa và mở được, không thì đứng ngoài hoặc đôi khi phải đập vỡ ngôi nhà”.

Đạo diễn Anh Tú cho biết, nếu “xuôi chèo mát mái”, ngày 9 và 10/12 tới, vở sẽ diễn tại Rạp Hồng Hà, sau đó là đợt lưu diễn Đà Nẵng và TPHCM.

Cơm áo không đùa với thử nghiệm

Theo NSND Lan Hương, khi chị dàn dựng vở kịch hình thể Biến vỹ của tình yêu, Giám đốc Nhà hát “dạm” trước: Nếu vở này không ăn khách thì sẽ không trả nhuận bút, thậm chí đoàn kịch hình thể không tồn tại nữa. Lan Hương nói chị bị áp lực, và tìm cách hướng vào hiện thực hơn.

NSƯT Lê Chức nói, dường như đang có cuộc mặc cả giữa những người sáng tạo, người làm nghề với lãnh đạo các nhà hát. Phải có tiền mới dám chơi thử nghiệm. “Đã hé lộ những khao khát đi tìm cái mới, nhưng các nhà hát không vui sướng lắm đâu”, ông Chức nửa đùa nửa thật, “Cuộc đời không đùa với túi thơ bao giờ”.

Nhà viết kịch Lê Duy Hạnh khẩn thiết: Những ẩn số mà chúng ta không giải đáp được thì sân khấu sẽ đi vào một cơn mê mà chúng ta không thoát ra nổi. Có những cái mới mà không lạ và có cả những cái mới mà quá xa lạ.

Hội thảo đầu tiên của Liên hoan sân khấu thử nghiệm toàn quốc đầu tiên đầy gay gắt và thú vị. Ông Lê Duy Hạnh thở phào: Tôi chưa bao giờ điều hành một hội thảo 6 vở diễn trong 3 tiếng đồng hồ. Cuối hội trường, NSND Doãn Hoàng Giang cất tiếng đế: “Cũng là thử nghiệm!”.

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.