Sáng 6/8, ghi nhận 4.009 ca mắc COVID-19

0:00 / 0:00
0:00
Sáng 6/8, ghi nhận 4.009 ca mắc COVID-19
TPO - Sáng 6/8, Bộ Y tế cho biết trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 4.009 ca nhiễm mới, trong đó có 823 ca trong cộng đồng.

Cụ thể, tại TP. Hồ Chí Minh (2.563), Bình Dương (322), Long An (286), Tiền Giang (253), Đồng Nai (207), Đà Nẵng (77), Vĩnh Long (63), Đồng Tháp (53), An Giang (47), Trà Vinh (34), Phú Yên (27), Bình Định (19), Kiên Giang (17), Gia Lai (14), Hà Tĩnh (5), Đắk Nông (4), Thanh Hóa (4), Lâm Đồng (4), Bạc Liêu (2), Lào Cai (2), Quảng Trị (2), Lạng Sơn (2), Hải Dương (1), Hà Nội (1).

Tính đến sáng ngày 06/8, Việt Nam có 189.066 ca nhiễm trong đó có 2.334 ca nhập cảnh và 186.732 ca mắc trong nước.

Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 185.162 ca, trong đó có 55.266 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 02/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới: Quảng Ninh, Bắc Kạn.

Có 11 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Quảng Trị, Nam Định, Yên Bái, Thái Bình.

Tổng số ca được điều trị khỏi: 58.040 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 486 ca. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 20 ca.

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 6.721.408 mẫu cho 19.009.497 lượt người.

Trong ngày có 442.422 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 8.061.116 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 7.241.093 liều, tiêm mũi 2 là 820.023 liều.

Đoàn Công tác của Bộ Y tế do Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 làm trưởng đoàn đã đến làm việc với lãnh đạo các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau về công tác phòng, chống dịch COVID-19.

TP. Hồ Chí Minh tổ chức tập huấn trực tuyến về quy trình quản lý người nhiễm SARS-CoV-2 cách ly tại nhà.

Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu thực hiện phương án và quy định thí điểm triển khai cách ly F1 tại nhà bắt đầu áp dụng từ 0h ngày 10/8. Theo quy định thí điểm, Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ áp dụng thực hiện cách ly F1 tại nhà đối với 7 nhóm đối tượng gồm: Trẻ em, trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi là người tiếp xúc gần với các trường hợp F0, nhưng không có người chăm sóc, phải ở cùng cha hoặc mẹ; Cha hoặc mẹ là F1 nhưng là người giám hộ duy nhất chăm sóc con là trẻ em, trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi; Người tiếp xúc gần là phụ nữ có thai, người già từ 70 tuổi trở lên (hoặc từ 65 tuổi trở lên có bệnh nền), người khuyết tật, trẻ em, người bị bệnh hoặc người có sức khoẻ yếu phải có người chăm sóc.

Từ ngày 5 - 8/8, 300.000 công nhân, người dân tại Bình Dương sẽ được tiêm vắc xin COVID-19. Hệ thống tiêm chủng VNVC (Công ty cổ phần Vacxin Việt Nam) phụ trách tiêm chủng tại thành phố Thuận An và thành phố Dĩ An cho 50.000 người, bao gồm công nhân ở các khu công nghiệp và người dân trong các khu dân cư trên địa bàn.

Để đảm bảo cho việc tiêm chủng đúng tiến độ, Hệ thống tiêm chủng VNVC huy động gần 60 đội tiêm, với 300 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên hỗ trợ (quản lý, quản lý chất lượng, kho vận, chăm sóc khách hàng, IT...) từ nhiều địa phương, nhiều trung tâm VNVC, bao gồm cả lực lượng dự bị của VNVC. Toàn bộ 300 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế của VNVC đều đã tiêm 2 mũi vắc-xin COVID-19, xét nghiệm âm tính SARS-CoV-2, có trình độ chuyên môn đúng quy định của Bộ Y tế.

Phần lớn nhân lực tham gia hỗ trợ Bình Dương đều đã tham gia chiến dịch tiêm chủng thần tốc lần thứ 3 tại TPHCM - chiến dịch mà VNVC đã đóng góp 100 đội với 500 người. VNVC sẽ nhận vắc-xin từ Tung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Bình Dương mang về từ các kho lạnh đạt chuẩn GSP đặt tại các Trung tâm VNVC ở Bình Dương để bảo quản, cấp phát mỗi ngày cho các điểm tiêm do CDC Bình Dương chỉ định.

Từ tháng 7/2021 đến tháng 4/2022, Việt Nam triển khai Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử. Chiến dịch huy động tối đa các lực lượng bao gồm các cơ sở trong và ngoài ngành y tế tham gia. Bộ Y tế yêu cầu các địa phương huy động tổng lực ngành y tế gồm cả y tế tư nhân tham gia tiêm chủng.

MỚI - NÓNG
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
Ngư dân ở Lăng Cô trắng tay
TPO - Qua nhiều năm gắn bó với nghề nuôi trồng thủy sản trên đầm Lập An, chưa bao giờ người dân thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế, lại chịu những thiệt hại dồn dập về nhà cửa, khu hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cá bị trôi mất, bị chết do sốc ngạt nước như hiện nay.