Cụ thể: TPHCM (1.714 ca), Bình Dương (407 ca), Tiền Giang (201 ca), Đồng Nai (125 ca), Vĩnh Long (49 ca), Đà Nẵng (27 ca), Phú Yên (26 ca), An Giang (25 ca), Bình Thuận (23 ca), Bình Định (19 ca), Đồng Tháp (19 ca), Bến Tre (19 ca), Đắk Lắk (16 ca), Khánh Hòa (12 ca), Cần Thơ (7 ca), Hậu Giang (7 ca), Đắk Nông (5 ca), Lâm Đồng (2 ca), Hưng Yên (1 ca).
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 5.262.258 mẫu cho 14.982.078 lượt người.
Số ca mắc mới ghi nhận trong nước tính của đợt dịch kể từ 27/4 đến nay là 97.421 ca, trong đó có 16.564 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 8/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp mắc mới: Yên Bái, Quảng Trị, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Điện Biên, Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Kạn.
Có 9 tỉnh, thành phố không có lây nhiễm thứ phát trên địa bàn: Nam Định, Lào Cai, Ninh Bình, Kon Tum, Hà Giang, Phú Thọ, Sơn La, Lai Châu, Hoà Bình.
Bộ Y tế cho biết, tổng số ca được điều trị khỏi: 19.342 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị ICU: 130 ca. Số bệnh nhân nguy kịch đang điều trị ECMO: 17 ca.
Trong ngày 25/7 có 77.967 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm.
Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 4.613.491 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 4.223.628 liều, tiêm mũi 2 là 389.863 liều.
Bộ Y tế yêu cầu các Bệnh viện/Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương và y tế ngành về việc tổ chức tiêm chủng an toàn và đảm bảo phòng chống dịch; thực hiện đúng quy định về giãn cách; phân chia khung thời gian để tránh tình trạng tập trung đông người...
Tăng cường nhân lực vào Bình Dương
Trong bối cảnh dịch bệnh tại tỉnh Bình Dương đang có diễn biến ngày càng phức tạp, ngày 25/7, đoàn công tác Bệnh viện Đại học Y Hà Nội do ThS. Vũ Việt Hà – Phó trưởng Khoa Cấp cứu và Hồi sức tích cực - làm trưởng đoàn đã lên đường hỗ trợ tỉnh Bình Dương phòng chống dịch COVID-19.
Đoàn công tác gồm 5 cán bộ, y bác sĩ là những chuyên gia thuộc các lĩnh vực: Hồi sức tích cực, Gây mê hồi sức, Tim mạch, Kiểm soát nhiễm khuẩn cùng 5 tấn vật tư y tế và nhu yếu phẩm thiết yếu được trang bị sẵn sàng lên đường chi viện đến tiền tuyến Bình Dương.
Sáng 26/7, Bộ Y tế cho biết, Tiểu ban điều trị cung cấp bổ sung số ca tử vong của các địa phương gửi về. Theo đó thêm 154 trường hợp tử vong gồm: TPHCM (129 trường hợp), Đồng Tháp (9 trường hợp), Long An (7 trường hợp), Cần Thơ (2 trường hợp), Khánh Hoà (2 trường hợp), Ninh Thuận (1 trường hợp), Bắc Ninh (1 trường hợp), Trà Vinh (1 trường hợp), Kiên Giang (1 trường hợp), Đồng Nai (1 trường hợp).
Trước đó, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cũng đã có 3 đoàn gồm 12 thầy thuốc chi viện cho tỉnh Phú Yên trong phòng chống dịch và điều trị bệnh nhân COVID-19 nặng.
Sau 1 ngày kể từ khi PGS.TS, Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Trưởng bộ phận thường trực đặc biệt hỗ trợ phòng, chống dịch COVID-19 của Bộ Y tế tại TPHCM có Thư ngỏ kêu gọi các anh chị em đồng nghiệp hoạt động trong lĩnh vực y tế tại TPHCM cùng các đồng nghiệp gần xa cùng chung tay tham gia vào các hoạt động chống dịch tại TPHCM, đến 17h00 ngày 25/7 bộ phận thường trực cho biết:
Tổng số đã có hơn 1.300 lượt người đăng ký, trong đó đối tượng là bác sĩ có trình độ Đại học gần 300 người; dược sĩ là 200 người; các ngành nghề khác gần 700 người.
Độ tuổi tham gia tình nguyện viên
- Dưới 20 tuổi: 47 người
- Từ 20-50 tuổi: 1.197 người
- Trên 50 tuổi: 94 người
Những tình nguyện viên chủ yếu sinh sống tại TPHCM, chỉ có một số nhỏ là ở khu vực ngoại thành.
Dự kiến, trong hôm nay (26/7), TPHCM và Sở Y tế sẽ phân bổ số nhân lực tình nguyện này đến các cơ sở điều trị và các quận, huyện có nhu cầu về nhân lực phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID - 19 của thành phố.