Sai phạm ở dự án vay gần 100 triệu USD: Ai tiếp tay?

TP - Việc rà phá bom mìn, vật nổ (RPBMVN) theo quy định hiện hành rất chặt chẽ, tuy nhiên các cơ quan thẩm tra, thẩm định đã cố tình áp dụng chồng chéo, thậm chí là bỏ qua các quy định cứng nhằm tiếp tay cho các bên rút ruột ngân sách.

Tự ý cho khoan tạo lỗ để rút ruột ngân sách

Ngày 07/12/2018, Viện kinh tế Bộ Xây dựng ban hành báo cáo thẩm tra số 2616/VKT-Đth, về việc thẩm tra dự toán khoan khảo sát tạo lỗ, phục vụ thi công RPBMVN tại Dự án Môi trường và Biến đổi khí hậu TP Đồng Hới. Trong đó, ở trang 2 và trang 3 đều nêu căn cứ duyệt là dựa trên kết quả thẩm định phương án kỹ thuật và dự toán do Bộ tư lệnh Công binh thẩm định.

Tuy nhiên, ngày 17/12/2018, Bộ Tư lệnh Công binh mới ban hành kết quả thẩm định phương án kỹ thuật thi công, dự toán RPBM Dự án Môi trường và Biến đổi khí hậu TP Đồng Hới, lấy căn cứ là theo hồ sơ thẩm tra của Viện kinh tế Bộ Xây dựng số 2616/VKT-Đth.

Như vậy Viện kinh tế Bộ Xây dựng căn cứ quyết định thẩm định của Bộ tư lệnh Công binh là giả mạo. Đáng chú ý, văn bản này của Viện Kinh tế Bộ Xây dựng đồng ý phương án khoan tạo lỗ để RPBMVN là trái với các quy định hiện hành, gây thất thoát ngân sách. Trong dự toán mà Viện kinh tế ban hành theo Quyết định 2616/VKT-Đth, mỗi mét khoan có 1 ống nhựa PVC, đường kính 110mm, dày 1,8mm để giữ vách khoan khi dò tín hiệu bom trong lỗ khoan. Tổng chiều dài ống nhựa của 2 gói thầu nói trên là 15km.

Mặc dù QĐ 95/2003 ban hành quy trình rà phá bom mìn, cho phép khoan tạo lỗ khi thăm dò đến 10m, nhưng đến năm 2007, Bộ Xây dựng đã có văn bản số 1487/BXD-KTTC về việc thỏa thuận định mức rà phá bom mìn, vật nổ, thống nhất với Bộ Quốc phòng để ban hành định mức rà phá bom mìn theo QĐ 117/2007. Theo Mã hiệu 020.0603: Thành phần chi phí rà phá bom mìn đến độ sâu 10m chỉ cần máy rà bom Foerster Ferex.

Vị chuyên gia RPBMVN cho biết, định mức theo quyết định 117/2007 được Bộ Xây dựng thống nhất với Bộ Quốc phòng cho toàn bộ công tác dò tìm bom đến 10m, không bao gồm biện pháp khoan. Việc Viện kinh tế Bộ Xây dựng vẫn ban hành định mức mới khoan tạo lỗ và Bộ Tư lệnh Công Binh phê duyệt dự toán có hạng mục khoan tạo lỗ là trái với các quy định hiện hành.

“Nếu có bố trí 15km ống nhựa thì các ống này vẫn đang nằm ở hiện trường, như một rừng cọc, nhưng trên thực tế không có bất kỳ một ống nhựa nào. Mặt khác, trong hồ sơ suốt quá trình nghiệm thu không có bên nào nhắc tới thông số, số lượng, kiểm tra nghiệm thu các ống nhựa này.

Việc này thể hiện sự vô lý về kỹ thuật và năng lực thực hiện, coi thường kỷ cương phép nước nhằm chiếm đoạt ngân sách . Riêng chi phí khoan tạo lỗ là 8.5 tỷ trong tổng cộng 14,5 tỷ đồng của cả hai gói thầu” - vị chuyên gia này nói.  

Ngày 07/12/2018, Viện kinh tế Bộ Xây dựng ban hành báo cáo thẩm tra số 2616/VKT-Ðth, về việc thẩm tra dự toán khoan khảo sát tạo lỗ, phục vụ thi công RPBMVN tại Dự án Môi trường và Biến đổi khí hậu TP Ðồng Hới. Trong đó, ở trang 2 và trang 3 đều nêu căn cứ duyệt là dựa trên kết quả thẩm định phương án kỹ thuật và dự toán do Bộ tư lệnh Công binh thẩm định. Tuy nhiên, Ngày 17/12/2018, Bộ Tư lệnh Công binh mới ban hành kết quả thẩm định phương án kỹ thuật thi công, dự toán rà phá bom mìn Dự án Môi trường và Biến đổi khí hậu TP Ðồng Hới, lấy căn cứ là theo hồ sơ thẩm tra của Viện kinh tế Bộ Xây dựng số 2616/VKT-Ðth.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.