Sai lầm khi sử dụng tủ lạnh có thể biến nơi đây thành ổ vi khuẩn chết người

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Tủ lạnh là nơi bảo quản thực phẩm thật tuyệt vời. Thế nhưng nếu bạn không biết cách bảo quản thực phẩm đúng cách thì sẽ tăng nguy cơ nhiễm khuẩn thức ăn, gây bệnh cho người dùng.

Để lẫn lộn thực phẩm tươi sống vào thực phẩm đã chế biến

Các loại thực phẩm như rau củ quả chưa được rửa sạch, thịt cá tươi sống chứa rất nhiều vi khuẩn và hiểm hoạ ngộ độc. Khi mua thực phẩm từ chợ về, các loại rau củ quả còn dính nhiều phân thuốc, nhiều các loại chất bẩn từ trong chợ, thịt cá tươi sống chưa chế biến cũng chứa nhiều loại vi khuẩn có hại. Nếu bạn để các loại thực phẩm này vào chung với các loại thức ăn còn thừa đã qua chế biến thì hết sức nguy hiểm.

Không đậy kín thức ăn thừa trước khi cho vào tủ

Sau mỗi bữa ăn bạn thường cho cả đĩa thức ăn thừa vào tủ lạnh, đó là một sai lầm nghiêm trọng phổ biến ở nhiều người. Ví dụ: chén nước mắm hay đồ kho được đẩy vào trong tủ lạnh mà không che đậy dễ làm cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra mùi khó chịu cho tủ lạnh nhà bạn. Ngăn mát của tủ lạnh chỉ làm vi khuẩn ngưng hoạt động chứ không hẳn tiêu diệt vi khuẩn hoàn toàn, chính vì vậy việc không đậy nắp thức ăn thừa là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi.

Sai lầm khi sử dụng tủ lạnh có thể biến nơi đây thành ổ vi khuẩn chết người ảnh 1

Không rửa rau sống trước khi cho vào tủ lạnh

Trong đất trồng rau thường có vi khuẩn Ecoli rất nguy hiểm. Loại vi khuẩn này có thể lây lan từ rau sang các loại thực phẩm khác. Giải pháp là bạn phải rửa sạch rau trước cho vào tủ bằng các loại nước rửa rau quả hoặc bằng nước muối.

Bảo quản rau củ và hoa quả chung một ngăn

Hoa quả và rau củ nên được bảo quản ở các ngăn riêng vì chúng có thể thải ra các loại khí dễ gây ủng thối cho các loại rau quả ở cùng ngăn.

Để tủ lạnh bị đóng tuyết

Có rất nhiều loại tủ lạnh sau một thời gian sử dụng sẽ bắt đầu đóng tuyết. Điều quan trọng là bạn phải thường xuyên để ý, nếu phát hiện tủ bị đóng tuyết thì phải ngay lập tức lau dọn và gỡ bỏ lớp tuyết đi nhằm giữ cho sự luân chuyển không khí trong tủ lạnh không bị gián đoạn và có thêm không gian để cất trữ thực phẩm.

Không vệ sinh tủ lạnh hàng tháng

Vệ sinh tủ lạnh thường xuyên là cách tốt nhất để chống vi khuẩn xâm nhập vào thực phẩm và giữ cho thực phẩm tươi lâu hơn. Do đó, nên lập một lịch trình lau dọn tủ lạnh định kỳ, loại bỏ những thực phẩm dư thừa hoặc không sử dụng đến, lau kỹ từng ngăn trong tủ lạnh và bỏ ngay những loại thực phẩm đã hỏng.

Để trứng và sữa ở cánh tủ

Trứng và sữa không nên để ở cánh tủ lạnh – nơi có nhiệt độ cao nhất. Nên cất trứng ở ngăn cao nhất của tủ lạnh. Cánh tủ lạnh thường xuyên bị mở ra làm cho nhiệt độ ở khu vực này thay đổi thường xuyên nên chỉ thích hợp để những thực phẩm có thời hạn lâu dài và có khả năng chịu được biến động nhiệt độ như các loại gia vị khô, đồ khô, …

Sai lầm khi sử dụng tủ lạnh có thể biến nơi đây thành ổ vi khuẩn chết người ảnh 2

Cất trữ thịt sống ở bất kỳ ngăn nào

Chỉ nên để thịt sống ở một ngăn nhất định của tủ lạnh nhằm ngăn chặn vi khuẩn từ thịt sống lan tràn ra khắp tủ lạnh. Những ngăn thấp trong tủ lạnh là nơi lý tưởng để bảo quản thịt sống, hải sản tươi sống, trứng, v.v… do đây ngăn lạnh nhất trong tủ lạnh và có khả năng giữ cho thực phẩm tươi lâu hơn. Đừng quên lau dọn ngăn tủ này thường xuyên.

Thường xuyên mở tủ lạnh hoặc mở cửa tủ lạnh quá lâu

Việc mở tủ lạnh quá lâu hay thường xuyên mở tủ lạnh không những làm cho tủ lạnh giảm tuổi thọ và tốn điện nặng do máy phải làm việc liên tục để tạo độ lạnh cho tủ hoạt động thì còn có nguy cơ nhiễm độc thực phẩm.

Các chuyên gia khuyến cáo bạn không nên mở cửa tủ lạnh quá 2 phút và liên tục trong thời gian dài.

Sai lầm khi sử dụng tủ lạnh có thể biến nơi đây thành ổ vi khuẩn chết người ảnh 3

Lưu ý khi dùng tủ lạnh để bảo quản thực phẩm đúng cách

  • Bọc kỹ thực phẩm khi để vào tủ lạnh
  • Để ráo thực phẩm khi cho vào tủ
  • Không đặt thực phẩm vào thành trong phía sau của tủ vì hơi lạnh ở đây có thể làm thực phẩm đóng băng, hư hỏng. Đối với rau xanh, hoa quả tươi, sữa chua hay trứng thì bạn tuyệt đối không để vào ngăn này.
  • Bảo quản thực phẩm với mức nhiệt lạnh thích hợp với nguyên liệu và số lượng của thực phẩm, đối với rau củ nên bảo quản ở mức từ 1 – 4 độ C. Chính vì vậy khi bảo quản thực phẩm bạn cần có kinh nghiệm. Nếu thực phẩm nhiều thì bạn cần thay đổi chế độ tăng số cho tủ và ngược lại. Có như vậy thực phẩm mới tươi ngon hơn.
  • Nên để riêng các thực phẩm gần hết hạn để sử dụng trước. Nếu bạn để lẫn lộn thì có thể gây nên tình trạng lãng phí thức ăn hoặc vô tình làm cho chúng ta bị ngộ độc nếu như ăn phải thực phẩm hết hạn.
  • Không nên bảo quản sữa ở vị trí cửa tủ lạnh vì sữa sẽ dễ bị hỏng do nhiệt độ không ổn định. Khi nhiệt độ không ổn định sẽ làm sữa bị lên men và giảm chất trong sữa.
MỚI - NÓNG