Sa Pa phát huy hiệu quả công tác dân vận trong tình hình mới

0:00 / 0:00
0:00
TP - Thị xã vùng cao Sa Pa nằm ở phía Tây của tỉnh Lào Cai, có diện tích tự nhiên gần 69 nghìn km2 bao gồm 16 xã, phường . Dân số trên 69 nghìn người với 6 dân tộc anh em cùng nhau sinh sống là Mông, Dao, Tày, Giáy, Kinh và Xa Phó.

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh Lào Cai, hệ thống chính trị thị xã Sa Pa nêu cao tinh thần trách nhiệm, quán triệt sâu sắc Nghị quyết số 25 của BCH Trung ương Đảng, kết luận số 43 của Ban Bí thư về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”... Hằng năm, Thường trực Thị ủy, Ban Thường vụ Thị ủy Sa Pa đã ban hành các kế hoạch, chương trình hành động để triển khai thực hiện…

Sa Pa phát huy hiệu quả công tác dân vận trong tình hình mới ảnh 1

Đồng chí Phan Đăng Toàn (thứ 2 bên trái) – TUV, Bí thư Thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã Sa Pa đi khảo sát công trình dự án tại xã Thanh Bình

Một trong những “sáng tạo” trong công tác dân vận đem lại hiệu quả cao đó là việc thành lập Tổ công tác 1902 của Thị ủy với nhiệm vụ tuyên truyền, vận động người dân trong công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng các công trình, dự án trên địa bàn...

Với phương châm “Kiên quyết, kiên trì, bền bỉ, thường xuyên, liên tục”, không quản ngại, vất vả khó khăn, nguy hiểm, từ khi thành lập và đi vào hoạt động, đến nay, tổ công tác 1902, đã làm tốt công tác dân vận, vận động thành công trên 300 hộ dân ở 45 dự án.

Sa Pa phát huy hiệu quả công tác dân vận trong tình hình mới ảnh 2

Trao nhà đại đoàn kết tại xã Liên Minh

Tuyên truyền, vận động nhân dân thi đua yêu nước, phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới đạt 4/10 xã, trong đó có 01 xã hoàn thành nông thôn mới nâng cao; 6/6 phường thực hiện chỉnh trang đô thị văn minh...

Một giải pháp quan trọng cũng được triển khai có hiệu quả, đó là đổi mới công tác dân vận của các cơ quan hành chính nhà nước, với phương châm. “gần dân, sát cơ sở”… Tăng cường công tác tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ họp để nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của cử tri để chỉ đạo, giải quyết kịp thời các ý kiến, phản ánh của cử tri, tạo lòng tin của cử tri với đảng và chính quyền các cấp. Xây dựng tốt mô hình “Chính quyền thân thiện”, đẩy mạnh cải cách hành chính…

Thực hiện tiếp xúc đối thoại, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Kết quả từ năm 2019 đến nay, đã tổ chức 13 cuộc đối thoại với trên 950 lượt cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia. Tổ chức 15 cuộc kiểm tra, giám sát về công tác Dân vận đối với các xã, phường; đồng thời tổ chức lồng ghép 160 cuộc về kiểm tra, giám sát cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy và cấp phó của người đầu cấp ủy.

Bên cạnh đó, những năm qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội thị xã luôn đổi mới, đa dạng hóa các loại hình tập hợp nhân dân. Tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.Thực hiện có hiệu quả các Cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước như “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội”... gắn với thực hiện Chỉ thị số 05- của Bộ Chính trị…

Trong 10 năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã được triển khai sâu rộng với gần 100 mô hình và đạt được nhiều kết quả nhất định trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, Quốc phòng - An ninh, xây dựng đảng, củng cố hệ thống chính trị...

Những giải pháp được triển khai thực hiện, những kết quả đạt được cùng những bài học kinh nghiệm được rút ra… sẽ là những hành trang quan trọng để Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc thị xã Sa Pa tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 25 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Kết luận số 43 của Ban Bí thư về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”. Quyết tâm xây dựng thị xã Sa Pa ngày càng giàu đẹp, văn minh.

MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.