Rau dền, loại rau trường thọ

Ảnh minh hoạ: Internet
Ảnh minh hoạ: Internet
Rau dền có nhiều vào mùa hè, dễ trồng và được trồng ở nhiều nơi. Tất cả các bộ phận của cây rau dền như thân, lá, rễ, hạt đều là những vị thuốc quý chữa huyết áp cao, nhức đầu, chóng mặt...

Theo Đông y, rau dền có vị ngọt nhạt, tính hàn. Trong rau dền chứa nhiều protit, lipit, glucid. Khi tiêu thụ, các protit có trong rau dền được cơ thể hấp thu một cách trọn vẹn. Thành phần bêta carotène của rau dền nhiều hơn gấp đôi so với cà chua, mang lại nhiều dưỡng chất cho cơ thể, hỗ trợ việc tăng cường thể lực và nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Rau dền giàu vitamin A, B, C, PP, chứa gần 10 axit amin và chất khoáng cần thiết. Điều quan trọng hơn là, trong rau dền không chứa acid oxalic, nên calci và sắt trong dền sau khi đi vào cơ thể rất dễ được tận dụng và hấp thu. Vì thế, rau dền thúc đẩy quá trình phát triển của cơ thể, có giá trị dinh dưỡng cao, giúp xương gãy mau lành.

Lưu ý: Rau dền là loại rau này tính lạnh, dễ gây đi ngoài, nên không dùng cùng với các thức ăn có tính lạnh như tiết, ba ba...

Các loại rau dền

Có 3 loại rau dền phổ biến chúng ta thường dùng:

1. Rau dền tía:

Dền tía vị ngọt, tính mát, giúp thanh nhiệt, làm mát máu, lợi tiểu, sát trùng, trị nọc ong, rắn rết, dị ứng mẩn ngứa, kiết lỵ, viêm gan vàng da. Để chữa bệnh hậu sản, dùng dền tía nấu canh hoặc xay lấy nước nấu cháo. Đắp ngoài chữa sơn ăn mặt.

Để phòng chữa dị ứng, giảm tác hại của xạ trị, phóng xạ, lấy rau này thái nhỏ, đun sôi 300ml nước rồi cho và; khi sôi lại thì cho 50g gan heo thái miếng đã được ướp gia vị và xào với tỏi sẵn. Nếu phòng bệnh thì ăn 2-3 lần/tuần, còn chữa trị thì ngày một lần, kỵ tiết canh.

Rễ cây được dùng làm thuốc chữa sốt xuất huyết, nôn. Các nhà khoa học Nhật dùng các sản phẩm của dền tía để tẩy rửa chất phóng xạ, dầu hạt dền chữa nhiễm chất phóng xạ.

2. Rau dền gai:

Dùng lá nấu canh hoặc dùng như các rau dền khác, thêm tôm hoặc thịt. Có người thích loại này vì nó có mùi vị đậm, đặc biệt dền gai luộc chấm vừng cũng là món ăn ngon bổ, phòng chữa các bệnh đường ruột.

Lá dền gai giã nát, thêm nước, chắt nước uống, đắp bã để chữa rết cắn, ong đốt lở ngứa, chữa viêm phổi, lỵ, giã nát đắp chữa bỏng, nhọt mưng mủ. Toàn cây cây chứa nhiều muối kali nên lợi tiểu, chữa sốt.

Rau dền, loại rau trường thọ ảnh 1

3. Rau dền cơm:

Loại này luộc xào, nấu canh ngọt hơn dền tía; làm thuốc tương tự dền tía, như lợi tiểu, chữa viêm bàng quang.

Để chữa bệnh táo bón, huyết áp cao, nhức đầu, chóng mặt, nóng phừng mặt, lấy 250g dền cơm luộc sôi 3 phút, vớt ra trộn với dầu vừng hoặc bột vừng đen, ăn với cơm.

Hạt dền cơm có vị ngọt tính lạnh. Để mát gan, trừ phong nhiệt, chữa mắt kém, dùng bài thuốc: Bột hạt dền uống với nước sắc hạt muồng ngủ (thảo quyết minh) 12g. Để lợi tiểu, dùng nước sắc hạt dền 20g. Hạt dền còn có ích cho khí lực, thông đại tiểu tiện, trừ giun đũa.

Món ăn từ rau dền

Rau dền luộc: Rau dền luộc có công hiệu hỗ trợ họat động của hệ tiêu hóa. Món rau dền luộc thích hợp cho những người có khẩu vị kém, bụng no đầy. Rau dền luộc chấm muối mè giúp ngừa chứng táo bón và các bệnh lý khác về đường ruột rất hiệu nghiệm. Cháo rau dền nấu chung với thịt bò cũng rất tốt cho đường tiêu hóa.

Canh rau dền: Rau dền có công dụng khử nhiệt, làm mát. Nó còn giúp cầm máu, mát máu. Món canh rau dền có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, điều trị bệnh đau mắt đỏ, sưng hoặc đau họng. Nếu không may bị sơn ăn da tay, da chân có thể lấy nước rau dền để rửa lên vết thương rất công hiệu.

Cháo rau dền tía: Công hiệu thanh nhiệt chữa kiết, thích hợp dùng cho các chứng già yếu suy nhược, đại tiện không thông, bệnh lỵ cấp tính, viêm ruột cấp tính... Thường dùng giúp bổ ích tì vị, mạnh cơ thể.

Theo Theo SKGĐ
MỚI - NÓNG
Sương mù bao phủ khắp TPHCM
Sương mù bao phủ khắp TPHCM
TPO - Sáng nay 12/12, người dân TPHCM đón ngày mới trong thời tiết mát mẻ, nắng yếu nhưng sương mù tiếp tục bao phủ nhiều nơi. Tham khảo trên ứng dụng quan trắc không khí Air Visual cho thấy, nhiều khu vực tại TPHCM có điểm đo chất lượng không khí không tốt cho sức khỏe.