Ảnh: babyblogo.com |
Khi nào thì những chiếc răng đầu tiên mọc ?
Ngay từ trong bụng mẹ, mầm răng đã có sẵn trong lợi. Những mầm răng này sẽ dần cứng cáp để có thể “xuất hiện”, thông thường vào khoảng tháng thứ 5, đôi khi có thể muộn hơn.
Răng của bé sẽ mọc lần lượt như thế nào?
Đây là “lịch mọc răng” (có thể thay đổi chút ít ở mỗi em bé):
- Từ tháng thứ 6 và tháng thứ 12: Mọc tám răng sữa, răng cửa và răng bên.
- Từ tháng thứ 12 đến tháng thứ 18: Mọc bốn răng hàm đầu tiên
- Từ tháng thứ 18 đến tháng thứ 24: Mọc bốn răng nanh
- Từ tháng thứ 24 đến tháng thứ 30: Mọc bốn răng hàm còn lại
Hàm răng sữa chỉ có 20 răng trong khi tổng số răng đầy đủ lên đến 32 chiếc. Đó là một quá trình kéo dài (thông thường) từ sáu đến mười hai năm.
Răng sữa đóng vai trò “tiền tiêu” cho răng trưởng thành. Nếu bạn không chăm sóc răng sữa cho bé tốt, các tế bào răng trưởng thành sẽ bị bệnh.
Răng sữa có thể bị sâu?
Có. Độ mỏng của tầng men khiến cho răng sữa rất dễ bị sâu. Vì thế cần tập cho trẻ thói quen đánh răng thường xuyên và đúng cách đồng thời giữ thói quen ăn uống tốt (hạn chế đồ uống ngọt).
Dấu hiệu cho thấy răng sữa bị sâu? Rất khó phát hiện. Con bạn có thể cảm thấy buốt khi răng tiếp xúc với nhiệt độ nóng hoặc lạnh. Đôi khi vết sâu nằm ở giữa hai chiếc răng.
Chỉ có bác sĩ nha khoa mới có thể phát hiện chỗ sâu chính xác, vì vậy, hãy cho trẻ đi khám răng thường xuyên để vết sâu không trở nên trầm trọng. Nên tạo cho trẻ thói quen khám răng, bắt đầu từ 2 tuổi.
Răng trưởng thành mọc như thế nào?
Răng sữa rụng chính là do tác động các mầm răng trưởng thành ở dưới. Khi mọc, răng trưởng thành “đẩy” chiếc răng sữa “không chân” và làm nó rụng. Ngược lại với khi mọc răng sữa, răng trưởng thành mọc không gây đau đớn.
Thông thường, răng sữa rụng làm ba đợt:
- Từ 5 đến 6 tuổi: Răng cửa, răng nanh và răng hàm nhỏ
- Từ 12 tuổi: Răng hàm thứ hai
- Khoảng 17 tuổi: Răng hàm thứ ba và răng khôn
Bạn sẽ thấy rằng hình dáng (đôi khi cả màu sắc) những chiếc răng trưởng thành khác với răng sữa. Răng sữa thường trắng hơn, còn những chiếc răng trưởng thành có chút khía răng cưa.
Đầu ti giả và ngón cái làm răng biến dạng?
Hành động bú mút có thể dẫn đến những biến dạng hàm răng và khiến cho răng lộn xộn. Tốt nhất không nên để trẻ có thói quen mút ngón tay hay mút ti giả.
Ngoài ra, bú bình sữa ngọt cũng có gây những tổn hại cho răng về lâu dài. Nếu con bạn có thói quen bú bình để ngủ thì hãy cho bé làm quen với bình nước lọc.
Tác dụng của fluo với răng
Tác dụng của fluo với răng vẫn còn đang gây tranh cãi. Hãy ghi nhớ một vài điểm quan trọng sau:
- Fluo là một nguyên tố vi lượng tạo thành khung xương cho con người. Nó cũng là một chất tạo nên men răng. Nó đóng vai trò quan trong trong việc phòng ngừa và giảm sâu răng.
- Tùy theo nơi bạn ở, fluo có ở trong nguồn nước uống được. Một vài loại muối cũng chứa fluo. Các loại thuốc đánh răng cũng có chứa chất này.
- Quá nhiều fluo cũng gây hại! Bởi quá nhiều fluo có thể dẫn đến những biến dạng cho cấu trúc của men.
Chọn bàn chải cho bé
Một chiếc bàn chải bé phù hợp với miệng nhỏ xinh của trẻ. Đầu bàn chải không được quá dài, quá lớn để có thể với tới những góc nhỏ nhất của hàm răng. Trong mọi trường hợp, nên thay bàn chải cho bé hai tháng một lần.