> Bản quyền truyền hình: Dùng dằng trước giờ G
> 'Bản quyền truyền hình V-League thuộc VFF'
Lãnh đạo AVG (trái) và VPF (phải) sẽ ngồi lại với nhau để sớm giải quyết vấn đề bản quyền truyền hình? Ảnh: VSI. |
Đây cũng là mục tiêu AVG đặt ra khi tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng với các Liên đoàn thể thao, như tuyên bố của chủ tịch Phạm Nhật Vũ.
Có thể đàm phán lại hợp đồng
Đấy là ý kiến của luật sư Hoàng Kim Thoa-công ty Luật TNHH QTC. Theo bà Thoa, với sự ra đời của VPF, VFF hiện tại chỉ còn giữ vai trò như một cổ đông sáng lập chiếm 35,4% cổ phần. Việc VFF ủy quyền cho VPF tiến hành thương thảo lại hợp đồng với AVG là hoàn toàn hợp pháp, đặt trong bối cảnh thay đổi hiện nay của LĐBĐVN.
“Năm 2010, VFF thu được 3 tỷ đồng từ bản quyền truyền hình V-League. Nay VFF nhận được gấp đôi số đó từ AVG trong năm 2011, và cứ mỗi năm tiếp theo sẽ cộng thêm 10% so với năm trước.
Nếu V-League 10 năm sau phát triển quá tốt thì VFF có quyền đề nghị AVG ngồi lại để thay đổi giá trị hợp đồng cho phù hợp, nhưng VFF hiện nay chỉ là cổ đông của VPF nên mọi vấn đề sẽ do VPF quyết định.
Ngoài ra, trong hợp đồng của VFF với AVG có điều khoản cho phép VFF được yêu cầu AVG ngồi lại thương thảo cho phù hợp với thực tế. Hơn nữa việc VFF không thể tiếp tục thực hiện được hợp đồng với AVG là trường hợp bất khả kháng-thay đổi chung của LĐBĐVN” - bà Thoa cho biết.
Hai bên nên ngồi lại
Có quan điểm tương đối tương đồng với ý kiến của luật sư Hoàng Kim Thoa, một luật sư khác (xin tạm thời không nêu tên) cho rằng, khá nhiều trường hợp có thể xảy ra giữa VPF và AVG. “Tuy nhiên, phương án tốt nhất là AVG và VPF nên ngồi lại bàn thảo với nhau trên tinh thần hài hòa lợi ích đôi bên, và đảm bảo cho sự phát triển của bóng đá VN.
Ví như thời hạn hợp đồng có thể giữ nguyên, nhưng chia theo từng giai đoạn có đàm phán lại, trong đó AVG là đối tác ưu tiên. Tức là với điều kiện như nhau so với các đài truyền hình khác, AVG sẽ được chọn.
Tùy từng thời điểm, hợp đồng sẽ phải có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế: sự phát triển của bóng đá VN, luật TDTT, thông lệ quốc tế, lạm phát ảnh hưởng tới giá trị hợp đồng…
“Hiện nay VFF đang có thay đổi đáng kể trong cơ cấu tổ chức, bộ máy, đáng kể nhất là sự thành lập VPF, trong đó VFF trở thành một thành viên sáng lập với 35,4% cổ phần. Đấy là cơ sở để VPF có thể tiến hành đàm phán lại hợp đồng”, luật sư này cho biết.
Trường hợp xấu nhất, VPF thậm chí có thể tính tới khả năng đơn phương phá vỡ hợp đồng, chấp nhận đền bù. Khoản tiền đền bù chắc chắn sẽ rất cao. Nhưng khả năng này rất khó xảy ra, bởi như trên đã phân tích, VPF có quyền đề nghị AVG đàm phán lại.
Nếu không chấp nhận, AVG có thể kiện ra tòa án dân sự có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự. Nhưng điều này thực hiện trong bối cảnh bóng đá VN hiện nay hơi khó. Có thể sẽ vướng luật-chưa có đủ cơ chế điều chỉnh, theo luật sư Hoàng Kim Thoa.
Trả lời Tiền Phong hôm qua 20-12, Phó chủ tịch VFF kiêm TGĐ VPF Phạm Ngọc Viễn cho biết, do VFF chưa bàn giao lại hợp đồng với AVG cho VPF nên hiện VPF chưa đưa ra quyết sách cụ thể. Công việc trên dự kiến sẽ được tiến hành vào ngày mai, 22-12.