Đây cũng chính là sự chia rẽ sâu sắc giữa Quốc hội Anh ( mà chủ yếu là Hạ viện, cơ quan lập pháp quyền lực nhất ở Vương quốc Anh) với chính phủ bà May khi Hạ viện ba lần phủ quyết thỏa thuận của bà May buộc bà phải từ chức để dọn đường cho một thủ tướng mới có khả năng giải quyết bế tắc Brexit.
Hai ứng cử viên nặng ký cho vị trí thủ tướng Anh là cựu ngoại trưởng Boris Johnson và cựu Bộ trưởng Brexit Dominic Raab cảnh báo rằng, các nghị sỹ đảng Bảo thủ tại Quốc hội sẽ chuẩn bị hạ bệ bất kỳ thủ tướng nào ủng hộ việc Brexit không thỏa thuận.
Với đường lối Brexit cứng rắn và có thỏa thuận, liệu cựu Ngoại trưởng Anh Boris Johnson có trở thành ông chủ của ngôi nhà số 10 phố Downing?
Điều này châm ngòi cho một cuộc tổng tuyển cử trong bối cảnh có nhiều lo ngại rằng người đứng đầu đất nước trong tương lai ( thủ tướng) không đấu chọi được với ông Nigel Farage trong cuộc bầu cử nghị viện châu Âu.
Theo kết quả kiểm phiếu sơ bộ vào chân nghị viện châu Âu tại Anh, đảng Brexit dưới sự lãnh đạo của ông Niel Farage đang dẫn đầu và đảng Bảo thủ đứng cuối. Tất nhiên, nếu giành chiến thắng tại cuộc bầu cử nghị viện châu Âu, đảng Brexit của ông Farage sẽ có tiếng nói trọng lượng hơn đảng Bảo thủ tại EU.
Kết quả kiểm phiếu sơ bộ này đã càng làm tình hình chính trị nước Anh ngày càng trở nên hỗn loạn trong bối cảnh các đảng phái chính trị nước này đang bị chia rẽ sâu sắc vì đã không giải quyết được bế tắc trong việc nước Anh rời khỏi EU.
Sự nổi lên của đảng dân túy Brexit đã làm suy yếu uy tín của đảng Bảo thủ cầm quyền mà Thủ tướng Anh Theresa May lãnh đạo, người vừa tuyên bố sẽ từ chức lãnh đạo đảng này vào ngày 7/6 tới sau 3 năm chật vật cầm quyền.
Cuộc đua khốc liệt giữa có thỏa thuận hay không thỏa thuận
Trong tình cảnh này, một số thành viên cao cấp của đảng Bảo thủ, dẫn đầu là nghị sỹ Philip Hammond, đã chuyển đi một thông điệp nghiêm túc tới các ứng cử viên lãnh đạo đảng rằng, nhiều thành viên đảng Bảo thủ tại Quốc hội đang chuẩn bị có các hành động quyết liệt để loại bỏ ứng cử viên nào có ý định thỏa hiệp với Brexit không thỏa thuận.
Ông Hammond nói: “ Bất kỳ thủ tướng này sẽ gặp khó khăn trong việc điều hành chính phủ nếu ông hay bà ấy theo đuổi Brexit không thỏa thuận mà không có sự cho phép của quốc hội”.
Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh 8 ứng cử viên đảng Bảo thủ đã tuyên bố ra tranh cử vị trí lãnh đạo đảng và thủ tướng Anh thay bà May đều chấp nhận các đường lối Brexit cứng rắn để chiến thắng trong cuộc đua này.
Danh sách ứng cử viên tranh cử sẽ được rút ngắn xuống 2 người và 160.000 thành viên của đảng Bảo thủ sẽ bỏ phiếu để bầu chọn vị trí lãnh đạo đảng và thủ tướng.
Hiện giờ, những người có hy vọng trở thành thủ tướng Anh dường như đã tuyệt vọng trong cuộc đua vào nghị viện châu Âu vì đảng Brexit của ông Farage đã bỏ xa đảng Bảo thủ.
Hai ứng cử viên sáng giá cho vị trí lãnh đạo đảng Bảo thủ hiện nay là Cựu Bộ trưởng ngoại giao Boris Johnson và cựu Bộ trưởng Brexit Dominic Raag. Hai người này đều cho rằng, họ sẽ đưa nước Anh ra khỏi EU vào cuối tháng 10 cho dù có hay không có thỏa thuận vì họ đặt mình vào vị trí của những người theo đường lối Brexit cứng rắn trong cuộc chạy đua này.
Phát biểu trên BBC, thậm chí ông Raag còn gợi ý rằng, ông cũng chuẩn bị tâm thế để bỏ qua ý chí của quốc hội để làm bằng được điều này.
“Hiện nay rất khó cho quốc hội nếu cứ chống lại Brexit không thỏa thuận hoặc ủng hộ một cuộc gia hạn thêm thời gian Brexit nếu thủ tướng cứ nhất định phải đạt được điều đó. Còn tôi thì không”, cựu Bộ trưởng Brexit Dominic Ragg khẳng định.
Ngược lại, Bộ trưởng Môi trường Michael Gove tự nhận mình là người ủng hộ trường phái “ ra đi” và ông mong muốn thỏa hiệp được một thỏa thuận nhằm gắn kết các thành viên trong đảng với nhau.
Khi đã liều mạng dấn thân vào cuộc đua tranh quyết liệt này, ông Gove cho biết, ông sẽ là ứng cử viên có niềm tin mạnh mẽ vào Brexit và sẵn sàng ra đi để đàm phán tốt hơn với Brussels.
Điều này có vẻ chống lại tài năng tổ chức của cựu Ngoại trưởng Johnson, người đã từ chức vì bất đồng với kế hoạch Brexit của bà May và đang vào cuộc chạy đua để thể hiện mình là phù hợp nhất cho vị trí lãnh đạo đảng, lãnh đạo đất nước.
Ông Gove cùng với hầu hết của ứng cử viên khác đang chạy đua vào vị trí lãnh đạo đảng Bỏ thủ vẫn giữ lập trường có thể ra đi không thỏa thuận nhưng không phải vào cuối tháng 10 như kế hoạch.
Bà Andrea Leadsom, cựu Chủ tịch Hạ viện, lại có cùng quan điểm với ông Raag và Johnson về việc Anh sẽ rời EU vào ngày 31/10 bất kể điều gì.
Trong khi đó bà Esthey McVey, cựu Bộ trưởng Việc làm và Hưu trí, ứng cử viên cứng rắn nhất về Brexit lại cho biết, bà muốn có một “sự chia ly” rõ ràng về Brexit không thỏa thuận mà không phải đàm phán lại về thỏa thuận ra đi mà bà May đã đạt được với EU.
Đương kim Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt cho biết, ông sẽ duy trì việc ra đi không thỏa thuận như một lựa chọn và sẽ sử dụng các kinh nghiệm kinh tế của mình để đàm phán cho một thỏa thuận tốt hơn.
Chỉ có Bộ trưởng Phát triển Quốc tế Rory Stewart và Bộ trưởng Y tế Matt Hancok, quyết theo đuổi Brexit không thỏa thuận và nhấn mạnh rằng, họ sẽ ủng hộ việc đàm phán để có một thỏa thuận.
Trong các cuộc thăm dò của các nghị sỹ đảng Bảo thủ trên website của đảng này, ứng cử viên Johnson đã đánh bại tất cả các đối thủ khác trong cuộc đối đầu khốc liệt và đã khiến ông trở thành ứng cử viên nặng ký nhất vào vòng loại “2-1” ( cuộc bỏ phiếu bầu chọn người chiến thắng trong số hai ứng cử viên cuối cùng).
Mặc dù vậy, nhiều đảng viên Bảo thủ tại Quốc hội đang tham gia vào chiến dịch “ Ngăn chặn Boris” vì lo ngại ông sẽ tạo ra sự chia rẽ lớn trong một cuộc tổng tuyển cử chống lại Công đảng vì sự liên quan của ông tới chiến dịch bỏ phiếu Anh rời khỏi EU.