Quân đội bay cấp cứu ngư dân đột quỵ não ở Trường Sa

Các lực lượng của Quân đội đưa ngư dân Lê Văn Dũng đi cứu chữa sau khi hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất
Các lực lượng của Quân đội đưa ngư dân Lê Văn Dũng đi cứu chữa sau khi hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất
TPO - Sáng 4/10, thông tin từ Binh đoàn 18 (Tổng công ty Trực thăng Việt Nam, Bộ Quốc phòng) cho biết, đơn vị vừa thực hiện thành công chuyến bay cấp cứu y tế đưa một ngư dân vào đất liền.

Theo đó, ngày 3/10, Binh đoàn 18 nhận được đề nghị từ Cục Cứu hộ, cứu nạn của Bộ Quốc phòng thực hiện chuyến bay cấp cứu y tế bệnh nhân Lê Văn Dũng (SN 1965, quê ở Bình Kiến, Tuy Hòa, Phú Yên), là ngư dân tàu cá PY 96932 bị đột quỵ não bán cầu phải ở khu vực quần đảo Trường Sa.

Binh đoàn 18 đã triển khai cho Công ty Trực thăng miền Nam nhanh chóng xây dựng kế hoạch, phương án bay cấp cứu với tổ bay gồm hai phi công cấp 1 là  trung tá Phạm Ngọc Hoài và đại úy Nguyễn Trung Kiên sử dụng trực thăng EC-225 số hiệu 8618 thực hiện nhiệm vụ; đồng thời hiệp đồng tốt với Bệnh viện Quân y 175 và các đơn vị liên quan đưa lực lượng y tế đi cùng.

Chiều tối ngày 3/10, máy bay hạ cánh tại quần đảo Trường Sa, đến 22 giờ 20 phút cùng ngày, lực lượng tham gia chuyến bay cùng ngư dân Lê Văn Dũng đã hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất, đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Quân đội bay cấp cứu ngư dân đột quỵ não ở Trường Sa ảnh 1 Tiến hành đưa ngư dân bị nạn lên trực thăng về đất liền cứu chữa, tối 3/10

Theo Binh đoàn 18, nhiều năm qua, Công ty Trực thăng miền Nam đã tổ chức nhiều chuyến bay cấp cứu y tế, trong đó có những chuyến bay trên biển xa, trong điều kiện đêm tối với thời gian dài, thời tiết diễn biến phức tạp, song đều hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân và lực lượng, phương tiện của đơn vị.

MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.