Đây thực sự là một con số đáng báo động, nhất là khi căn bệnh này vẫn tiếp tục gia tăng nhanh chóng.
Nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch. Trong đó, lối sống không hợp lý cùng chế độ dinh dưỡng không cân bằng là hai nguyên nhân chính khiến chúng ta “kết bạn” với bệnh này. Chế độ ăn uống quá nhiều chất béo, nhiều đồ ăn nhanh, ít rau xanh và hoa quả làm tăng nguy cơ mắc bệnh béo phì. Lượng mỡ trong cơ thể cao hơn so với mức cho phép gây cản trở sự lưu thông máu, từ đó dẫn tới tắc nghẽn động mạch.
Các thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày như hút thuốc, uống nhiều rượu, bia, lười vận động cũng “góp phần” đẩy nhanh nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Ngoài ra, các chuyên gia cho biết, yếu tố di truyền cũng là một trong số những nguyên nhân căn bản gây bệnh. Bệnh do gen di truyền chiếm tới khoảng 70% số người mắc bệnh.
Hậu quả khôn lường
Các bệnh liên quan tới tim mạch thường gặp nhất là xơ vữa động mạch, cao huyết áp, đau tim, đau thắt ngực, suy tim, đột quy… Xơ vữa động mạch khiến động mạch hẹp hơn, giới hạn dòng chảy của máu tới tim. Khi mảng vỡ ra, một cục máu sẽ làm nghẽn động mạch, dẫn tới những cơn đau tim hay đột quỵ. Ngoài ra, xơ vữa động mạch còn là nguyên chính làm gia tăng 60 - 70% nguy cơ mắc bệnh tai biến mạch máu não.
Chứng cao huyết áp cũng là căn bệnh tim mạch khá phổ biến hiện nay. Nguyên nhân gây ra chúng do sự tăng áp lực trong mạch máu. Dấu hiệu rõ rệt nhất ở những bệnh nhân này là những cơn đau nhức đầu vào buổi sáng. Ngoài ra, những dấu hiệu khác bệnh nhân có thể gặp phải là hoa mắt, chóng mặt, nóng phừng phừng... Huyết áp cao có thể dẫn tới bệnh xơ cứng động mạch, đột quỵ hay các cơn đau tim... Có thể nói, những căn bệnh liên quan tới tim mạch không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe một cách đơn thuần mà còn đe dọa tính mạng con người bất cứ lúc nào.
Giải pháp cho bệnh nhân tim mạch
Những bệnh liên quan tới tim mạch hoàn toàn có thể được điều trị nếu chúng ta tuân thủ nghiêm ngặt chế độ sinh hoạt, lối sống lành mạnh cùng chế độ ăn uống hợp lý.
Chế độ ăn uống thanh đạm giúp giải quyết các vấn đề liên quan tới bệnh tim mạch một cách hiệu quả. Việc ăn nhiều trái cây, rau xanh đã được chứng minh có tác dụng trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh mạch vành, hạ huyết áp và ung thư ruột già bởi rau củ quả chứa chất làm giảm lượng chất béo mà cơ thể ăn vào. Người bệnh cần cắt giảm tối đa lượng chất béo có từ nguồn thực phẩm động vật, thay thế chúng bằng dầu ăn thực vật như dầu oliu, dầu mè, dầu lạc làm tăng lượng cholesterol tốt cho tim. Ngoài ra, hạn chế đồ uống có cồn hoặc nước có ga cũng góp phần cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe.
Ăn nhạt là cách phòng bệnh tim mạch vô cùng hiệu quả. Mỗi ngày, chúng ta nên giảm ít nhất 1 gram muối trong khẩu phần ăn của mình.
Trên tất cả, thực hiện lối sống lành mạnh là yêu cầu vô cùng quan trọng nhằm phòng và điều trị bệnh tim mạch. Các chuyên gia cho biết, chúng ta không nhất thiết phải vận động quá nhiều. Một tuần từ 4 - 5 lần, 30 phút/lần có thể giúp máu lưu thông, giảm trọng lượng cơ thể, tăng lượng cholesterol có lợi.
Ngoài việc ăn uống và sinh hoạt điều độ, sử dụng các sản phẩm hỗ trợ và chữa bệnh cũng là cách được rất nhiều người bệnh lựa chọn nhằm cải thiện tình trạng của mình một cách hiệu quả.
Tham khảo các sản phẩm hỗ trợ và chữa bệnh tim mạch hiệu quả tại đây
Thùy Dương