Bệnh tay, chân, miệng (HFMD) là căn bệnh phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt là những trẻ đang đi học. Người trưởng thành cũng có thể mắc bệnh tay, chân, miệng. Bệnh thường xuất hiện vào mùa xuân, hè và thu. Vi-rút tay, chân, miệng gây ra vết loét hoặc mụn nước trong miệng và phát ban trên bàn tay, bàn chân sau khi trẻ bị sốt. Các triệu chứng nhiễm trùng thường tự hết và có thể điều trị tại nhà.
Tay, chân, miệng là căn bệnh truyền nhiễm, có thể bùng phát thành dịch trong thời gian. Bệnh có thể lây truyền khi tiếp xúc da như bắt tay hoặc ôm. Dịch tay, chân, miệng thường bùng phát tại các trung tâm chăm sóc hoặc trường mẫu giáo.
Triệu chứng bệnh tay, chân, miệng
Dấu hiệu đầu tiên và quan trọng nhất của bệnh tay, chân và miệng là sốt kéo dài bởi đau họng, nười bệnh có thể cảm thấy thèm ăn và khó chịu. Đau loét phát triển ở phía trước miệng hoặc cổ họng trong khi trẻ bị sốt. Trong vòng một hoặc hai ngày sẽ xuất hiện phát ban đỏ không ngứa, nốt phát ban có thể phòng rộp ở bàn tay, bàn chân và mông. Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 3-6 ngày.
Nguyên nhân gây bệnh
Coxsackievirus A16, thuộc nhóm virus nonpolio enteroviruses, là nguyên nhân chính gây bệnh tay, chân và miệng. Bệnh nhân có thể nhiễm virut truyền bệnh qua đường uống. Bệnh lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người bị nhiễm bệnh, dịch nhầy mũi, đờm, dịch từ mụn nước, phân và các giọt nước hô hấp phun vào không khí sau khi ho hoặc hắt hơi. Tiếp xúc trực tiếp với bàn tay chưa rửa hoặc trên bề mặt có chứa vi-rút khiến bệnh dễ lây lan.
Phương pháp chẩn đoán bệnh
Phát hiện sớm bệnh giúp ngăn chặn dịch bùng phát. Bệnh tay, chân, miệng được các bác sĩ chẩn đoán bằng cách đánh giá độ tuổi của bệnh nhân, mẫu xét nghiệm, triệu chứng và sự xuất hiện của phát ban hoặc vết loét. Để xác định rõ loại virus gây ra bệnh, bác sĩ có thể lấy mẫu dịch ở họng qua tăm bông hoặc mẫu phân và gửi đến phòng thí nghiệm.
Phương pháp điều trị bắt buộc
Nhiễm trùng do bệnh tay, chân, miệng thường tự khỏi mà không cần điều trị trong khoảng 7 đến 10 ngày. Để làm dịu mụn nước và phát ban, bác sĩ có thể kê đơn thuốc mỡ bôi ngoài da, thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau đầu, si rô hoặc viên ngậm để giảm đau họng.
Một số biện pháp khắc phục tình trạng bệnh ở nhà như súc miệng bằng nước ấm sau bữa ăn; ăn kem, ăn đá hoặc đá bào; uống đồ uống lạnh như sữa hoặc nước đá, tránh thức ăn cay hoặc mặn; không ăn trái cây họ cam quýt, nước trái cây và soda để giúp mụn nước bớt khó chịu. Hiện nay không có thuốc kháng vi-rút hoặc thuốc chữa bệnh có sẵn.
Biến chứng bệnh tay, chân, miệng
Các biến chứng do nhiễm virus gây ra bệnh tay, chân và miệng rất hiếm, nhưng cần điều trị y tế ngay lập tức nếu có. Mất nước thường được coi là biến chứng của bệnh tay, chân, miệng. Trẻ hường bị đau họng khi nuốt do các vết loét trong miệng và cổ họng. Trong thời gian mắc bệnh, bạn nên cho trẻ uống nhiều nước. Nếu mất nước nghiêm trọng, có thể cần tiêm dịch truyền tĩnh mạch (IV). Một biến chứng hiếm gặp và đôi khi nghiêm trọng của coxsackievirus có thể liên quan đến não và gây ra các biến chứng khác: như viêm màng não do virus và viêm não.
Một số biện pháp phòng bệnh
Rửa tay thường xuyên và kỹ lưỡng, đặc biệt là sau khi sử dụng nhà vệ sinh hoặc thay tã cho trẻ, trước khi ăn hoặc chuẩn bị bữa ăn. Các khu vực có khả năng nhiễm vi-rút cao như các bề mặt và nhà vệ sinh nên được làm sạch đầu tiên bằng xà phòng và nước, sau đó dùng dung dịch thuốc tẩy clo pha loãng. Trẻ em cần được dạy cách thực hành vệ sinh tốt, gọn gàng và ngăn nắp. Vì bệnh tay, chân và miệng rất dễ lây, những người bị bệnh nên hạn chế tiếp xúc với người khác trong khi họ có các dấu hiệu và triệu chứng bệnh, đặc biệt trẻ mới biết đi. Trẻ mắc bệnh tay, chân, miệng nên nghỉ học ở nhà để tránh lây lan cho các bạn khác.
Bệnh tay, chân, miệng chủ yếu ảnh hưởng đến trẻ em dưới 10 tuổi, thường là những trẻ dưới 5 tuổi. Trẻ em tại các trung tâm chăm sóc trẻ thường dễ bị dịch bệnh tay, chân và miệng vì nhiễm trùng lây lan qua tiếp xúc giữa người với người. Khi trẻ lớn lên, chúng có xu hướng phát triển khả năng miễn dịch đối với bệnh tay, chân và miệng bằng cách xây dựng kháng thể sau khi tiếp xúc với siêu vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, thanh thiếu niên và người lớn cũng để bị nhiễm bệnh.