Phi công kể xử lý sự cố máy bay VNA hạ cánh khẩn

Phi công kể xử lý sự cố máy bay VNA hạ cánh khẩn
TP - Ngày 7/1, Đoàn bay 919 (Vietnam Airlines) cho biết đang chuẩn bị thưởng nóng cho cơ trưởng và cơ phó chuyến bay VN 224 do xử lý an toàn máy bay Boeing 777 khi động cơ trái có tiếng động và tóe lửa.
Phi công kể xử lý sự cố máy bay VNA hạ cánh khẩn ảnh 1

Boeing 777 xuất phát từ sân bay Tân Sơn Nhất vào lúc 15 giờ 35 đi Nội Bài nhưng xảy ra sự cố nên hạ cánh khẩn cấp trở lại sân bay sau khi cất cánh được khoảng 20 phút.

Chiếc máy bay vừa cất cánh được năm phút, nhiều hành khách ngồi gần cánh trái máy bay lúc đó nghe tiếng động bất thường và thấy xoẹt lửa, hơi nóng...

Cơ phó Trương Danh Hoan - phi công trực tiếp điều khiển chiếc máy bay này cho biết, trước khi cất cánh, tình trạng máy bay bình thường. Cơ trưởng chuyến bay là Chonh Perrot (hơn 50 tuổi, người Anh) làm nhiệm vụ phi công liên lạc.

Chiếc Boeing 777 chở 316 hành khách cùng phi hành đoàn 15 người đang lượn vòng lấy độ cao (khoảng hơn hai kilômet) thì thiết bị cảnh báo: Động cơ bên trái trục trặc. Máy bay bị nghiêng một phía. Ngay lập tức, các phi công lấy lại thăng bằng. Tình trạng máy bay lúc đó đang được đặt ở chế độ lái tự động.

Loại máy bay này một động cơ báo trục trặc, vẫn có thể tiếp tục bay. Tuy nhiên, vài chục giây sau, ở trong buồng lái, các phi công cảm nhận được máy bay chợt rung lắc nhẹ. Liền đó, thiết bị cảnh báo động cơ cháy và có tiếng động phát ra.

Tiếp viên liên tiếp gọi điện cho buồng lái vì trông thấy xoẹt lửa. Perrot là một cơ trưởng có nhiều năm kinh nghiệm trấn an phi công Hoan “Under control” (trong tầm kiểm soát) và đọc phát ngôn để hành khách yên lòng trước sự cố bất ngờ.

Cơ phó Hoan nói: “Khi tiếp viên gọi buồng lái, chúng tôi đều biết nhưng đang bận thao tác nên chưa thể trả lời ngay. Với tình huống này không thể chậm trễ vì động cơ ở cánh vừa cất cánh chứa rất nhiều nhiên liệu, lại đang lúc lấy độ cao nên cường độ hoạt động lớn, lúng túng có thể khiến xử lý chậm dẫn tới cháy. Hơn nữa, khi một động cơ ngừng hoạt động, lực đẩy máy bay bị lệch”.

Ngay lập tức, theo đúng các quy trình đã học, các phi công bật chế độ dập cháy có sẵn trên động cơ và đồng thời báo với đài quan sát mặt đất và các lực lượng cứu hộ sân bay ra hiện trường máy bay hạ cánh để hỗ trợ phi công. Máy báo lại là dập cháy tốt. Thời gian thao tác của các phi công diễn ra trong đúng 10 phút.

Cơ phó Hoan sinh năm 1975, bắt đầu bay Boeing 777 từ đầu năm 2006. Anh chưa bao giờ gặp sự cố này. Đây là tình huống nguy hiểm được xếp thứ hai chỉ sau tình huống máy bay có bom. Mọi thao tác của phi công đều được hộp đen buồng lái máy bay ghi nhận lại.

Ở tình huống với chuyến bay VN 224 này, các tiếp viên đã xử lý rất tốt nhằm trấn an hành khách vì nếu diễn ra sự hoảng loạn thì mọi việc sẽ trở nên vô cùng khó khăn. Trên thực tế, cả ba yếu tố như nghe tiếng động, nhìn thấy tia lửa và cảm giác nóng rất dễ gây hoang mang cho hành khách.

Máy bay hạ cánh khẩn cấp trở lại Tân Sơn Nhất bằng một động cơ còn lại, cùng lúc các lực lượng mặt đất có mặt, hành khách vỗ tay vang khắp khoang máy bay biểu lộ cám ơn phi hành đoàn đã xử lý tốt sự cố nguy hiểm.

Sau đó vài tiếng, hành khách được chuyển sang máy bay khác tiếp tục hành trình. Tuy nhiên, các chuyên gia hàng không cho biết, chậm vài giây thôi, không biết chuyện gì sẽ xẩy ra.

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Ba tân Phó giáo sư 9X gồm: Nguyễn Hoàng Chung, Vũ Thu Trang và Trần Ngọc Mai (từ trái qua phải)
Chân dung các tân phó giáo sư 9X
TPO - Ngoài tân phó giáo sư (PGS) trẻ nhất năm 2024 Trần Ngọc Mai (sinh năm 1991, Hà Nam), còn 3 ứng viên khác trở thành PGS trẻ thuộc thế hệ 9X gồm: PGS Nguyễn Hoàng Chung (1990, Bình Định), công tác tại Trường ĐH Thủ Dầu Một; PGS Nguyễn Thị Hoa Hồng (1990, Hà Nam), công tác tại Trường ĐH Ngoại thương; PGS Vũ Thu Trang (1990, Hải Phòng), công tác Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.