> Chỉ được bán theo giá chủ đầu tư công bố
Trong khi đó, nhiều ĐBQH chưa thống nhất việc bỏ quy định buộc người bán dâm chữa bệnh.
Gái mại dâm có thể sẽ không phải chữa bệnh bắt buộc. Ảnh: L.N. |
Theo dự luật, mức phạt tối thiểu sẽ tăng từ 10 ngàn đồng (theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính) lên 50 ngàn đồng, mức phạt tối đa từ 500 triệu đồng lên 2 tỷ đồng.
Mức phạt tối đa chỉ được áp dụng trong 5 lĩnh vực: quản lý vùng biển và thềm lục địa; quản lý hạt nhân và chất phóng xạ, năng lượng nguyên tử; quản lý rừng, lâm sản; tiền tệ, ngân hàng, tín dụng, chứng khoán và thị trường chứng khoán; tài nguyên nước, dầu khí và các khoáng sản khác, bảo vệ môi trường, đất đai.
Dự luật cũng ghi nhận cơ chế đặc thù đối với các thành phố trực thuộc trung ương: Đối với nội thành các thành phố này, Chính phủ có thể quy định mức phạt tiền cao hơn mức áp dụng chung, tối đa không quá 2 lần mức phạt chung áp dụng đối với cùng hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông, môi trường, trật tự quản lý đô thị trên cơ sở đề nghị của HĐND thành phố trực thuộc Trung ương. Quy định này được nhiều ĐBQH tán thành.
Đề nghị giao thẩm quyền xử phạt cho tòa án
Dự thảo Luật quy định 4 biện pháp xử lý hành chính (giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh). Về thẩm quyền xử phạt, có hai đề nghị. Một là, giao Tòa án xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt theo trình tự, thủ tục tố tụng tư pháp. Hai là, giao thẩm quyền này cho cơ quan hành chính như hiện nay. Dự thảo Luật thể hiện theo loại ý kiến thứ hai.
Tuy nhiên, Thường trực Ủy ban Pháp luật, cho rằng việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính cưỡng chế của Nhà nước sẽ hạn chế quyền tự do cơ bản của công dân (trong đó có 3 biện pháp buộc người bị áp dụng phải cách ly khỏi cộng đồng trong thời gian nhất định).
Do đó, việc thực hiện các biện pháp này cần được tòa án quyết định theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ, bảo đảm khách quan, đúng tinh thần các cơ quan tư pháp phải thật sự là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người.
Buông hay quản người bán dâm?
Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường nói rằng, trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện các chủ trương cải cách của Đảng, Nhà nước theo hướng ngày càng bảo đảm tốt hơn quyền tự do, dân chủ của công dân và xu hướng hội nhập, việc bỏ quy định đưa vào cơ sở chữa bệnh đối với người bán dâm là phù hợp.
Đa số ý kiến Thường trực Ủy ban Pháp luật nhất trí quy định này trong dự thảo Luật. Tuy nhiên, có ý kiến, đề nghị tiếp tục áp dụng biện pháp này vì nước ta chưa có nhiều biện pháp tạo điều kiện công ăn, việc làm cho người bán dâm, nếu không xử lý nghiêm, tệ nạn mại dâm sẽ phát triển.
Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, đây là vấn đề cần được nghiên cứu kỹ. Chúng ta chưa có hình thức khác quản lý người hành nghề mại dâm, như công khai, cấp phép hành nghề, nên nếu bỏ quy định này, họ sẽ trở lại nghề cũ ngay, bà nói.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói, biết người ta mắc bệnh mà mình không giữ, bệnh sẽ lan ra, công tác phòng chống HIV/AIDS sẽ thất bại. Nhưng chỉ vì bệnh mà hạn chế quyền công dân cũng không được. “Phải giải quyết câu chuyện đối với người có bệnh thì làm thế nào, chữa trị ở đâu, quản lý, theo dõi và giúp đỡ họ như thế nào”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Trước băn khoăn trên, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường giải trình thêm: “Người có bệnh thì phải buộc chữa bệnh theo quy định, phải có cơ chế khám bệnh cho họ, còn người không có bệnh thì chỉ xử lý hành chính”.