Phạt nặng 3 đối tượng triệt hạ thông Đà Lạt, buộc trồng lại rừng

Rừng phòng hộ bị triệt hạ
Rừng phòng hộ bị triệt hạ
TPO - Do cưa hạ nhiều cây thông để lấn chiếm đất rừng ở phường 12 (TP.Đà Lạt), 3 đối tượng vừa bị UBND tỉnh Lâm Đồng xử phạt gần 190 triệu đồng và bị buộc phải trồng lại rừng.

Ngày 25/11, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết đã ra quyết định xử phạt hành chính đối với bà Vũ Thị Phước (52 tuổi), ông Trần Hạnh (48 tuổi) và Trần Quốc Trung (25 tuổi), cùng ngụ tại Phường 12, TP. Đà Lạt. Mỗi người bị phạt 62,5 triệu đồng vì có hành vi phá rừng trái phép trên diện tích 1.251m2. Tổng mức xử phạt chung đối với 3 đối tượng trên là 187,5 triệu đồng; Bà Phước còn bị buộc phải trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng trên diện tích đã tác động.

Như Tiền Phong đã đưa tin, đêm 13/10 vừa qua, sau thời gian dài mật phục, lực lượng chức năng Phường 12 phát hiện một số đối tượng cưa hạ thông tại khoảnh 5, tiểu khu 151A, lâm phần do Ban quản lý rừng Lâm Viên quản lý. Khi nhìn thấy lực lượng chức năng, các đối tượng nhanh chân đào tẩu, bỏ lại hiện trường 1 cưa máy.

Khoảng 1 giờ sáng hôm sau (14/10), một thanh niên quay trở lại hiện trường và bị lực lượng chức năng bắt giữ. Đối tượng khai nhận được bà Vũ Thị Phước thuê phá rừng để chiếm đất trồng cây ăn trái. Làm việc với cơ quan chức năng, bà Phước thừa nhận đã thuê người cưa hạ cây nhằm lấn chiếm đất rừng để mở rộng diện tích đất sản xuất. Bà có vườn cạnh khu rừng thông này.

Phạt nặng 3 đối tượng triệt hạ thông Đà Lạt, buộc trồng lại rừng ảnh 1 Bà Phước tại khu rừng bị chặt hạ.

Hạt Kiểm lâm TP.Đà Lạt đã tiến hành khám nghiệm hiện trường, xác định trên khu vực rộng 1.251m2 đất rừng bị tác động có 8 cây thông (đường kính gốc từ 20 – 35cm, chiều cao phần thân khoảng 9m) bị cưa hạ. Hàng chục hố đất đã được đào và cây bơ giống cũng đã được chuẩn bị sẵn tại khu vực này.

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.