Các chất dịch này kích thích niêm mạc thực quản, gây ra các triệu chứng biến chứng của bệnh. Nếu không phát hiện sớm và điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như: chít hẹp thực quản, loét, chảy máu thực quản, nguy hiểm nhất gây ung thư tuyến dạ dày thực quản. Bệnh diễn biến âm thầm, lâu ngày có thể gây viêm loét, ung thư thực quản.
Đáng lo ngại hơn khi phần lớn bệnh nhân bị trào ngược dạ dày - thực quản thường chủ quan và cho rằng bệnh không nguy hiểm, có thể sống chung. Không ít trường hợp phát hiện ung thư tuyến thực quản, dù ban đầu chỉ có triệu chứng ợ hơi, vướng họng khó nuốt do bị trào ngược dạ dày - thực quản.
Các triệu chứng ợ tăng lên sau khi ăn no, đầy bụng khó tiêu, uống rượu, nước chua hoặc khi cúi gập người về phía trước, khi nằm nghỉ. Khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh sẽ có cảm giác nóng rát ở thực quản, tức ngực, khó nuốt... Do vậy nhiều bệnh nhân hiểu nhầm rằng mình mắc các chứng bệnh đường hô hấp: viêm họng, viêm thanh quản... và tự ý dùng thuốc. Việc tự chẩn đoán không đúng cách hoặc chủ quan không thăm khám khiến các triệu chứng trào ngược không những không giảm mà còn dễ bị tái phát khi có các tác nhân kích thích.
Thói quen sinh hoạt, làm việc không điều độ làm tăng khả năng tái phát trào ngược cao như vận động hoặc nằm ngay sau khi ăn, ăn uống không đúng bữa hoặc hay bỏ bữa, ăn quá no hoặc ăn những đồ ăn chua nhiều chất kích thích, căng thẳng thần kinh và lo lắng thường xuyên. Người bệnh cần tránh các thực phẩm ảnh hưởng đến áp lực cơ thắt thực quản dưới hoặc kích thích thực quản như: đồ ăn nhiều chất béo, đồ chiên rán, bia rượu, cà phê, đồ uống có ga, trái cây có tính chua. Dùng theo chỉ định của bác sĩ để giảm tạm thời các triệu chứng của trào ngược.