Bắt kẻ giết bà chủ quán nước ở TPHCM để cướp tài sản

Nguyễn Tấn Hiệp tại công an.
Nguyễn Tấn Hiệp tại công an.
TPO - Bị bà chủ quán nước mắng vì thiếu nợ lâu, Hiệp tức giận dùng chai nước mắm đập vào đầu nạn nhân rồi cướp sợi dây chuyền cùng một số tiền, sau đó bỏ trốn đến Đồng Nai.

Tối 30/5, công an quận Thủ Đức, TPHCM cho biết, đã bắt được nghi phạm giết bà chủ quán nước tại căn nhà trên quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức vào tối 29/5.

Theo đó, sau khi tiếp nhận tin báo của người nhà nạn nhân, công an quận Thủ Đức phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ công an TPHCM tiến hành phong toả hiện trường, trích xuất camera các ngôi nhà xung quanh để điều tra.

Không lâu sau đó, công an xác định Nguyễn Tấn Hiệp (sinh năm 1968, hàng xóm của nạn nhân) là nghi can chính của vụ án nên tiến hành truy tìm do người này xuất hiện gần hiện trường vào khoảng thời gian nạn nhân bị sát hại.

Bắt kẻ giết bà chủ quán nước ở TPHCM để cướp tài sản ảnh 1 Khu vực xảy ra vụ án.

Qua đấu tranh, Hiệp đã khai nhận hành vi của mình. Theo lời khai của ông Hiệp, vì mắc nợ lâu nên ông này bị bà chủ quán nước la mắng. Tức giận, ông Hiệp dùng chai nước mắm đập vào đầu nạn nhân rồi cướp đi dây chuyền và 2 triệu đồng, sau đó bỏ trốn qua tỉnh Đồng Nai.

Trước đó, tối 29/5, người con trai đi làm về căn nhà trên quốc lộ 13, phường Hiệp Bình Phước, quận Thủ Đức, TPHCM thì hốt hoảng khi phát hiện mẹ mình là bà Trần Thị Thủy (60 tuổi) nằm bất động trong bếp nên hô hoán.

Nghe tiếng kêu, nhiều người dân xung quanh chạy đến kiểm tra thì phát hiện bà Thủy đã chết, người có vết thương, nhiều tài sản có giá trị trên người nạn nhân cũng biến mất nên báo công an.

MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.