Tình thế càng như đổ thêm dầu vào lửa, khi vào đúng Lễ hội quốc tế các món chiên của Bỉ, nhà sử học chuyên nghiên cứu về các món ăn Pierre Leclercg khi được phỏng vấn đã trả lời rằng:”Ngay cả khi người Bỉ không thích điều này, nhưng món khoai tây chiên ngày nay, về cơ bản xuất phát từ món ăn của người Paris”.
Theo hiểu biết truyền thống ở Bỉ, món chiên bắt nguồn ở Namur, nơi người dân địa phương rất thích cá chiên. Câu chuyện này có nguồn gốc vào mùa đông năm 1680, khi sông Meuse đóng băng không thể bắt được cá, người dân ở đây đã chiên khoai tây thay vào đó, và món “khoai tây cắt thẳng chiên giòn” (pommes frites) được sinh ra từ đó.
Người bán hàng rong ở Paris là “cha đẻ” món khoai tây chiên?
Theo truyền thuyết, lính Mỹ phục vụ trong Chiến tranh thế giới thứ nhất đã nhầm lẫn và đặt cho món thực phẩm mà họ ưa thích đó là "món chiên của Pháp" (tiếng Anh là French fries), từ đó người ta bắt đầu gọi món ăn này như thế, BBC đưa tin.
Tuy nhiên, Leclercq cho rằng, nguồn gốc của Bỉ là “không chính xác”, vì khoai tây không được biết tới tại Namur cho đến tận năm 1735, và thậm chí sau đó, những người Namur vẫn không biết cách chiên khoai tây.
Leclercq giải thích:"Trong thế kỷ 18, chất béo là một món ăn xa xỉ đối với những người có điều kiện hạn chế. Bơ thì đắt tiền, mỡ động vật rất hiếm, và chất béo thực vật rẻ hơn nên thường được sử dụng. Đó là lý do tại sao những người nông dân thường ăn các loại thực phẩm này một cách trực tiếp mà không lãng phí nó để phết lên bánh mì hoặc dùng để nấu canh.”
Thay vào đó, ông tuyên bố món khoai tây chiên giòn nguyên gốc là món “khoai tây Pont-neuf" (pomme Pont-neuf) được những người đẩy xe bán rong trên cây cầu Pont Neuf lâu đời nhất của Paris, bán cho khán giả đi xem hát vào cuối thế kỷ 18.
“Người phát minh ra khoai tây chiên có lẽ sẽ mãi là một người vô danh, nhưng chúng ta có thể đoán được công việc và nguồn gốc của người ấy: là một người bán rong ở Paris,” Leclercq nói thêm.
Bỉ đề xuất món khoai tây chiên là “di sản văn hóa”
Ngược lại, người Bỉ dường như chẳng để ý tới điều đó. Họ vẫn chăm chút món chiên của họ với một thái độ rất nghiêm túc - có khoảng 4.500 nhà hàng bán đồ chiên và bia và hàng loạt cơ sở bán món chiên nằm rải rác trên đường phố của đất nước.
Bernard Lefèvre, Chủ tịch của hiệp hội nhà hàng đồ chiên và bia quốc gia, nói trên tờ Telegraph của Anh: "Chúng tôi đã quen với việc luôn bị người Pháp xem thường. Tôi nghĩ rằng đó không phải là một cuộc chiến, đó là một cảm giác xấu hổ về một điều không được phát minh tại Pháp"
Lefèvre đã chỉ ra rằng, các món ăn truyền thống được chế biến từ khoai tây được trồng ở miền nam nước Đức và Hà Lan, chứ không phải Paris, và chúng được chiên hai lần trong mỡ bò chứ không phải trong dầu.
Ông nói thêm: “Không ai phát minh ra nước nhưng ai đó đã phát minh ra spa (tắm hơi). Khoai tây không có nguồn gốc từ Pháp hay Bỉ, chúng có nguồn gốc từ Peru. Nhưng người Bỉ đã biến khoai tây chiên thành một nghệ thuật và một món ăn hoàn hảo”.
Bỉ đang đề xuất lên UNESCO để xác nhận món chiên là di sản văn hóa của Bỉ.