Trong gói viện trợ quân sự mới nhất mà chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden cung cấp cho Ukraine, Lầu Năm Góc dự định sẽ chuyển giao các tổ hợp phòng không cơ động NASAMS cho Kiev.
NASAMS (viết tắt của cụm từ Norwegian Advanced Surface to Air Missile System) do tập đoàn Kongsberg Defence & Aerospace của Na Uy và Raytheon Mỹ phát triển, bắt đầu đưa vào biên chế từ năm 1998. Đây cũng là tổ hợp phòng không tiên tiến nhất được phát triển ở phương Tây cho đến nay, có khả năng tấn công nhiều mục tiêu trên không, từ máy bay đến tên lửa hành trình và UAV.
Hệ thống NASAMS. Ảnh: Defence-blog |
Hệ thống NASAMS gồm 3 bộ phận: Radar AN/MPQ-64 Sentinel; tên lửa đất - đối - không tầm trung tiên tiến (AMRAAM) và Trung tâm phân phối hỏa lực (FDC).
Radar AN/MPQ-64 được trang bị cho NASAMS. Ảnh: Wiki |
AN/MPQ-64 là một radar 3D hoạt động ở băng tần X quay với tốc độ 30 vòng/phút để phủ sóng 360 độ, nó có thể theo dõi đồng thời 60 mục tiêu và có thể phát hiện mục tiêu cách xa đến 120km.
Bệ phóng của hệ thống NASAMS. Ảnh: airforce-technology.com |
Bệ phóng đa tên lửa của NASAMS có thể phóng các loại tên lửa AIM-9X, AIM-120 và RIM-162.
Hệ thống phòng không NASAMS khai hỏa. Ảnh Defense |
NASAMS khai hỏa tên lửa trong 15 giây tính từ thời điểm radar của hệ thống phát hiện được mục tiêu.
NASAMS được kỳ vọng bảo vệ các mục tiêu quan trọng của Ukraine. Ảnh: The Driver |
Với tầm bắn khoảng 25-30 km, có độ chính xác cao, sự xuất hiện của NASAMS được Kiev kỳ vọng sẽ giúp xoay chuyển cục diện chiến trường, nhất là khi phòng không Ukraine gặp nhiều khó khăn trong nỗ lực đánh chặn tên lửa Nga.