Phân tích chiếc răng hàm cổ đại mới được phát hiện đã hé lộ nhiều điều bí ẩn. |
"Điều này cho thấy người Denisovan sống trong nhiều môi trường và vĩ độ khác nhau và có thể thích nghi với các điều kiện khắc nghiệt, từ vùng núi lạnh giá của Altai [ở Nga] và Tây Tạng đến các khu rừng nhiệt đới ở Đông Nam Á", đồng tác giả nghiên cứu Clément Zanolli, một nhà cổ nhân học tại Đại học Bordeaux ở Pháp, cho biết.
Zanolli cho biết thêm: “Các nghiên cứu di truyền chỉ ra rằng người Denisovan thích nghi với độ cao và khí hậu lạnh, nhưng giờ chúng ta cũng biết rằng họ đang sống ở những vùng khí hậu ấm hơn, ẩm ướt hơn và ở độ cao thấp.”
Mặc dù loài người hiện đại, Homo sapiens, hiện là thành viên duy nhất còn sống sót của chi Homo trong số những dòng dõi người khác từng sống trên Trái đất. Những họ hàng gần nhất đã tuyệt chủng của người hiện đại bao gồm người Neanderthal ở châu Âu và châu Á và dòng dõi Denisovan mới được tìm thấy ở châu Á và châu Đại Dương.
Nghiên cứu trước đây ước tính tổ tiên của người hiện đại đã tách ra khoảng 700.000 năm trước từ dòng dõi sinh ra người Neanderthal và Denisovan, và tổ tiên của người Neanderthal và Denisovan đã tách ra khoảng 400.000 năm trước. Tuy nhiên, phân tích hóa thạch di truyền của những dòng dõi đã tuyệt chủng này cho thấy, họ vẫn đủ gần để lai tạo với con người hiện đại.
Phần lớn vẫn còn là một bí ẩn về người Denisovan. Cho đến nay, các nhà nghiên cứu mới chỉ phát hiện ra 5 hóa thạch có mối liên hệ chắc chắn gồm: 3 chiếc răng hàm trên, một chiếc xương ngón tay và một chiếc xương hàm. Điều này hạn chế rất nhiều những hiểu biết của các nhà nghiên cứu biết về các dòng dõi loài người nói chung.
Gần đây, các nhà khoa học phát hiện ra một hộp sọ ở Trung Quốc được gọi là "Người rồng" khẳng định nó thuộc về một loài mới được tìm thấy, Homo longi, tuy nhiên nhiều nhà nghiên cứu khác nghi ngờ nó có thể là hộp sọ của người Denisovan.
Người Denisovans sống chính xác ở đâu cũng được tranh luận trong giới học giả. Các hóa thạch được khai quật cho đến nay đều đến từ lục địa Châu Á, nhưng bằng chứng di truyền trước đây cho thấy những người ở Châu Đại Dương và các đảo ở Đông Nam Á thuộc về dòng dõi người Denisovan.
Giờ đây, chiếc răng mới phát hiện có thể là bằng chứng hóa thạch đầu tiên của người Denisovan ở Đông Nam Á. Đồng tác giả nghiên cứu Fabrice Demeter, nhà cổ sinh vật học tại Đại học Copenhagen, cho biết : “Bất kỳ hóa thạch bổ sung nào được mô tả là Denisovan đều có liên quan để hiểu rõ hơn về sự tiến hóa của loài người tiền sử”.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra chiếc răng này vào năm 2018 tại một địa điểm được gọi là Hang rắn hổ mang trên dãy núi Annamite của Lào, nơi có lối vào nằm cách mặt đất khoảng 34 m. Hang động đá vôi, có tên gọi là Tam Ngũ Hào 2, được tìm thấy do nằm gần địa điểm khác, nơi nghiên cứu trước đây đã khai quật được các hóa thạch cổ đại của người hiện đại. (Hang Cobra cũng bao gồm hóa thạch của các loài động vật, chẳng hạn như tê giác, heo vòi và hươu sambar.)
Chiếc răng này là một chiếc răng hàm chưa mọc ở bên trái của hàm dưới. Điều này cho thấy nó thuộc về một bé gái khoảng 3,5 đến 8,5 tuổi. Phân tích bụi bẩn và đá xung quanh chiếc răng bằng X- quang và các biện pháp phân tích thời gian cho thấy, chiếc răng hàm này khoảng từ 131.000 đến 164.000 năm tuổi.
Chiếc răng này cũng khác với răng của người hiện đại và Homo erectus, loài người đầu tiên được biết đến sử dụng các công cụ bằng đá tương đối tinh vi. Mặc dù các nhà khoa học không thể loại trừ nó thuộc về người Neanderthal, nhưng họ cho rằng nó có sự tương đồng vật lý gần với mẫu vật của người Denisovan từ Trung Quốc.
Phát hiện mới có thể làm sáng tỏ các dòng người khác nhau có thể cùng tồn tại. Người Neanderthal sống ở châu Âu và tây Á cùng lúc với người Denisovan chiếm một phần lớn diện tích phía đông châu Á, cùng với các nhóm người khác như Homo erectus, Homo floresiensis , Homo luzonensis và người hiện đại. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu tất cả các nhóm đã tuyệt chủng này có thể gặp nhau khi nào và ở đâu.