Phạm Thu Hà: người đưa nhạc kịch đến với showbiz

Phạm Thu Hà: người đưa nhạc kịch đến với showbiz
TPO - Nổi lên như một ngôi sao sáng của dòng nhạc cổ điển giao thoa sau khi đoạt giải Cống hiến năm 2012, Phạm Thu Hà vẫn miệt mài con dường giới thiệu nhạc kịch đến với đời sống showbiz.

Phạm Thu Hà hầu như chưa xuất hiện trên sân khấu hay các cuộc thi âm nhạc nào giống các sinh viên khác của nhạc viện. Cô lặng lẽ và bình thản đi tìm cho mình một con đường âm nhạc phù hợp với con người, chất giọng và tính cách của riêng mình.

Năm 2012, nhạc sĩ Võ Thiện Thanh chính là người đã có ý tưởng đưa giọng hát và âm nhạc của Phạm Thu Hà đến với công chúng. Tuy nhiên không bằng cách thể hiện âm nhạc thính phòng kinh viện, Võ Thiện Thanh muốn Thu Hà làm quen với những dòng âm nhạc đương đại, cập nhật và gần gũi với đại bộ phận công chúng hơn.

Năm 2013 Phạm Thu Hà tiếp tục kết hợp cộng tác với nhạc sĩ Đức Trí, người đã từng đặt dấu ấn âm nhạc cho rất nhiều ca sĩ thành danh tại Việt Nam.

Phạm Thu Hà là ca sĩ phía Bắc đầu tiên hợp tác với Đức Trí. Sự hợp tác này được đánh dấu bằng một sản phẩm album nhạc riêng cho Phạm Thu Hà vào tháng 12/2013.

Trước đó vào tháng 10/2013, single Khi màu nắng tắt của Phạm Thu Hà đã ra mắt công chúng để thăm dò trước khi tung ra album chính thức. Nữ ca sĩ chia sẻ, để xứng với hai chữ 'Cống hiến' mà cô từng được trao tặng, Phạm Thu Hà vẫn đang phải miệt mài đưa nhạc kịch đến với đời sống của đông đảo công chúng và sâu hơn là đến với giới showbiz - vốn chỉ chuộng dòng nhạc sôi động, giải trí.

Hát 16 tác phẩm mới tốt nghiệp cao học

Để trở thành một sinh viên khoa thanh nhạc hệ đại học của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (HVANQGVN), người ca sỹ phải là người có kiến thức rất tốt về âm nhạc cổ điển nói chung và có khả năng biểu diễn rất tốt các tác phẩm đó.

Họ được đào tạo sâu hơn và nâng cao kỹ thuật nhiều hơn trong suốt 4 năm Đại học. Và để được như vậy ngoài việc chăm chỉ tập luyện họ còn phải có một thể lực tốt, một nếp sống khoa học.

Phạm Thu Hà vẫn đang miệt mài đưa nhạc kịch đến với đông đảo công chúng
Phạm Thu Hà vẫn đang miệt mài đưa nhạc kịch đến với đông đảo công chúng.

Điều này có thể là dễ dàng với những nghề nghiệp khác nhưng với ca sỹ thì quả là thật khó. Khi mọi người đi làm thì họ tập luyện, khi mọi người nghỉ ngơi thì họ phải biểu diễn.

Với nghệ sỹ nam thì có phần dễ thở hơn nhưng với nghệ sỹ nữ thì quả thật quá vất vả. Họ vừa phải lo tròn bổn phận thiên chức của người phụ nữ, vừa phải chăm chút kỹ thuật, giọng hát, cảm xúc, ngoại hình của mình để làm sao gây được thiện cảm với công chúng.

Ngày 26 tháng 12 vừa qua, ca sỹ Lê Anh Dũng và giọng ca bán cổ điển Phạm Thu Hà cùng một số bạn cùng khoá đã biểu diễn rất thành công trong lễ tốt nghiệp Cao học biểu diễn thanh nhạc.

Trưởng thành qua cuộc thi Sao Mai do VTV tổ chức, Lê Anh Dũng đã có một lượng khán giá khá đông đảo. Tiếng hát của anh đã giành được nhiều sự yêu mến của những người yêu nhạc trữ tình.

Khán giả mới chỉ biết anh trong vai trò của một ca sỹ, nhưng hiện tại Lê Anh Dũng còn đang đảm nhiệm vai trò là giảng viên giảng dạy thanh nhạc của Học viện Âm nhạc Quốc gia.

Họ là những nghệ sỹ trẻ và yêu nghề, đã đạt số điểm tuyệt đối của hội đồng thi gồm rất nhiều giáo sư uy tín về thanh nhạc, chứng minh về sự nỗ lực không ngừng nghỉ của họ trong suốt 10 năm học tập tại HVANQGVN.

Nhưng những người đã trót đam mê, đã trót gánh cái nghiệp diễn lên vai thì sự học lại luôn luôn song hành với công việc và cuộc sống.

Tâm sự với Phạm Thu Hà mới biết cô và các bạn phải biểu diễn 16 tác phẩm âm nhạc kinh điển của thế giới và Việt Nam trong một buổi thành công thì mới có thể tốt nghiệp hệ cao học thanh nhạc biểu diễn.

Đây thật sự là áp lực rất lớn cho bất kỳ ca sỹ chuyên nghiệp nào. Việc thuộc và phát âm chuẩn xác các tác phẩm bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau đã là một thách thức lớn. Nhưng lớn hơn là biểu diễn làm sao để truyền đến người nghe cái tinh thần, thông điệp của tác phẩm đó.

Nhạc kịch không dành cho người không đam mê, không dành cho người không nghị lực, không dành cho người không dám hy sinh. Họ, những nghệ sỹ của chúng ta đã phải tự khép mình vào một môi trường khắc nghiệt để sống và luyện tập, để tạo cho mình có thể thích ứng với bất kỳ tác phẩm nào ở bất kỳ ngôn ngữ nào.

Phạm Thu Hà: người đưa nhạc kịch đến với showbiz ảnh 2

Rất nhiều người sau khi hoàn thành phần thi của mình đã khóc, họ khóc không phải vì họ được điểm cao mà họ khóc vì họ đã vượt qua được chính họ để trở thành chính nhân vật trong tác phẩm đó. Để làm được điều này họ đã hy sinh rất nhiều thứ từ thời gian, công sức, tiền bạc và thậm chí cả cuộc sống riêng của họ.

Nhưng trên sân khấu hay trước giới truyền thông, họ phải giấu đi chính bản thân mình để giữ hình ảnh với công chúng. Họ luôn phải chỉn chu từ lời ăn tiếng nói, đến trang phục, phong thái biểu diễn...

Và sự học nó mới chỉ là một phần những vất vả sau ánh hào quang. Người nghệ sỹ còn phải đối diện với rất nhiều những điều khác trong cả sự nghiệp của họ.

Xã hội đã gọi là "kiếp cầm ca" nên họ phải chấp nhận điều đó, chấp nhận để được sống với đam mê của mình, chấp nhận để vượt qua mà giữ lấy ngọn lửa yêu nghề trong tim mình.

Xem thêm hình ảnh của Phạm Thu Hà và Lê Anh Dũng tại lễ tốt nghiệp hệ cao học thanh nhạc biểu diễn tại HVANQGVN:

Phạm Thu Hà: người đưa nhạc kịch đến với showbiz ảnh 3

Phạm Thu Hà: người đưa nhạc kịch đến với showbiz ảnh 4
Phạm Thu Hà: người đưa nhạc kịch đến với showbiz ảnh 5
Phạm Thu Hà: người đưa nhạc kịch đến với showbiz ảnh 6
Phạm Thu Hà: người đưa nhạc kịch đến với showbiz ảnh 7
Phạm Thu Hà: người đưa nhạc kịch đến với showbiz ảnh 8
Phạm Thu Hà: người đưa nhạc kịch đến với showbiz ảnh 9
Phạm Thu Hà: người đưa nhạc kịch đến với showbiz ảnh 10

Duy Nam
Ảnh: Chí Linh

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
Thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương: Nhiều thách thức nhưng cơ hội rất lớn
TPO - Dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại TP. Huế, ông Nguyễn Xuân Thắng - Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương - cho biết, sắp tới khi Trung ương cho chủ trương, Quốc hội ban hành nghị quyết thành lập thành phố trực thuộc Trung ương sẽ đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng có cơ hội rất lớn cho Thừa Thiên - Huế.