PGS.TS.BSCK2 Trần Văn Hưởng: F0 về âm tính đừng nghĩ đã khỏi bệnh

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Theo PGS.TS.BSCK2 Trần Văn Hưởng, virus SARS-CoV-2 rất nguy hiểm khi xâm nhập vào cơ thể người. Do đó, người không may trở thành F0 dù đã về âm tính “không được, không nên, không cho phép bản thân và người thân chủ quan”.

Những ngày qua, số liệu thống kê cho thấy số ca mắc COVID-19 ở các tỉnh, thành phố có xu hướng tăng, trong đó có Bình Dương. Ca mắc COVID-19 tăng có nhiều nguyên nhân, trong đó có sự chủ quan, lơ là của người dân. Nhiều F0 khi âm tính trở lại nghĩ là đã miễn nhiễm nên càng chủ quan để rồi tái nhiễm nhiều lần.

Chia sẻ với PV Tiền Phong, PGS.TS.BSCK2 Trần Văn Hưởng (người phụ trách điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Bình Dương) cho biết, nhiều người mắc COVID-19 điều trị 3-5 ngày âm tính nghĩ là đã khỏi.

Theo phó giáo sư, có người tiêm đủ 2 mũi, mắc COVID-19, trở về âm tính được cho ra viện nhưng chủ quan không theo dõi và giờ biến chứng nặng, đáp ứng thuốc điều trị kém rất nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng.

PGS.TS.BSCK2 Trần Văn Hưởng chia sẻ, virus SARS-CoV-2 Cũng như các bệnh truyền nhiễm khác nhưng đặc điểm có 3 giai đoạn cụ thể.

PGS.TS.BSCK2 Trần Văn Hưởng: F0 về âm tính đừng nghĩ đã khỏi bệnh ảnh 1

F0 ở Bình Dương được theo dõi sức khỏe tại nhà

Ở giai đoạn 1, nhiễm trùng nhẹ diễn ra trong khoảng 5 ngày đầu, thời điểm này virus đang nhân lên rất nhanh trong cơ thể nhưng thường không có triệu chứng gì nặng chỉ đau đầu, đau họng, sốt... giống cảm cúm, nhưng đây là giai đoạn khả năng lây nhiễm cực cao.

Giai đoạn 2, viêm phổi khoảng 6-10 ngày. Đây mới là giai đoạn quan trọng nhất của bệnh dù tải lượng virus giảm xuống. Lúc này, cơ thể sản sinh rất nhiều các yếu tố gây viêm, vì vậy nhiều trường hợp trong 5 ngày đầu triệu chứng gần như hết, tưởng như là khỏi nhưng đột ngột xuất hiện triệu chứng nặng suy hô hấp phải thở máy. Nó diễn biến rất nhanh nên mọi người không được chủ quan, cần phải theo dõi kỹ ở giai đoạn này.

Giai đoạn 3 là thời gian siêu viêm toàn thân. Cuộc chống chọi ở giai đoạn này cực kỳ cam go. Ở giai đoạn này quá viêm có thể phát triển thành bão cytokine gây viêm toàn thân. Và bão cytokine là nguyên nhân tử vong chính của bệnh nhân.

Sau khi đã qua 3 giai đoạn ổn định không có triệu chứng gì thì nhiều người có thể tự tin là đã khỏi bệnh và không có nguy cơ xuất hiện triệu chứng biến chuyển nặng nữa. Tuy nhiên, vẫn sẽ còn 1 giai đoạn vô cùng quan trọng nữa đó là giai đoạn biến chứng hậu COVID-19.

Triệu chứng trong giai đoạn này có thể xuất hiện muộn sau 4 tuần hoặc có những trường hợp là tận sau 8 tháng khi đã khỏi COVID-19. Virus gây tổn thương rất nhiều các cơ quan từ tóc, da, mạch máu, tim, phổi... đặc biệt là não (chứng sương mù não) và ảnh hưởng cực nhiều đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh.

Từ những tác hại như trên, PGS.TS.BSCK2 Trần Văn Hưởng khuyến cáo, ngay khi phát hiện dương tính với SARS-CoV-2 cần liên hệ ngay với bác sĩ, cơ sở y tế uy tín để được tư vấn, không tự ý điều trị, tuyệt đối không chủ quan.

MỚI - NÓNG
Khi nào Hà Nội chuyển lạnh trở lại?
Khi nào Hà Nội chuyển lạnh trở lại?
TPO - Diễn biến khí tượng thực tế tại miền Bắc, Thủ đô Hà Nội trong ít ngày qua duy trì ở ngưỡng nhiệt trung bình cao trên 30 độ C, cảm nhận thực tế nóng oi vào nhiều thời điểm trong ngày. Bộ phận không khí lạnh đang di chuyển về phía Nam dự báo sẽ ảnh hưởng tới khu vực trong dịp đầu tuần (18/11), biến động hạ nhiệt có thể sẽ kéo dài ít ngày.
Địa điểm xây ga đường sắt mới ở Đà Nẵng
Địa điểm xây ga đường sắt mới ở Đà Nẵng
TPO - Chính quyền thành phố Đà Nẵng có kế hoạch di dời ga Đà Nẵng ra khỏi trung tâm để giảm thiểu ùn tắc giao thông, cải tạo cảnh quan. Theo kế hoạch di dời, phần ga hành khách của ga Đà Nẵng sẽ được dời về khu vực hồ Trung Nghĩa (phường Hòa Minh, quận Liên Chiểu).