Ông Sarkozy và ông Hollande tranh cử vòng 2

Hàng đầu: Ông Hollande và ông Sarkozy Ảnh: LeJDD
Hàng đầu: Ông Hollande và ông Sarkozy Ảnh: LeJDD
TP - Trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp hôm 22-4, không ứng viên nào nhận được đủ phiếu bầu để thắng ngay vòng một, buộc hai ứng viên được nhiều phiếu nhất là đương kim Tổng thống Nicolas Sarkozy và nhà chính trị cánh tả Francois Hollande tranh cử ở vòng hai.

> Francois Hollande quyết thắng Sarkozy để 'rửa hận' cho...vợ cũ

Kết quả kiểm phiếu cuối cùng cho thấy, ứng viên đảng Xã hội Francois Hollande giành được nhiều phiếu ủng hộ nhất với 28,6% tổng số phiếu bầu. Ông Sarkozy giành được 27,2%.

Các ứng viên khác như Jean Marie Le Pen của đảng cực hữu Mặt trận Dân tộc về ba với 17,9% phiếu bầu, ứng viên Jean Luc Melenchon về thứ tư với 11,1%, nhà chính trị trung tả Francois Bayrou về thứ năm với 9,1%.

Ông Hollande (57 tuổi) cam kết sẽ tăng chi tiêu chính phủ, cắt giảm nợ công của Pháp hiện ở mức rất cao, tăng trưởng kinh tế và làm cho các tầng lớp nhân dân đoàn kết hơn so với thời kỳ cầm quyền của ông Sarkozy.

Sau khi có kết quả bỏ phiếu vòng một, ông Sarkozy phát biểu rằng, ông nhận thấy rõ cử tri lo ngại nhiều về công ăn việc làm, tình hình nhập cư, cách thức bảo tồn văn hóa và lối sống Pháp.

Dự kiến, cuộc bỏ phiếu vòng hai diễn ra ngày 6-5. Các cuộc thăm dò dư luận được tiến hành tối 22-4 cho thấy, tại vòng hai, ông Hollande sẽ đánh bại ông Sarkozy với khoảng cách tỷ lệ phiếu bầu 8-12%.

Nếu đắc cử, ông Hollande sẽ là người đầu tiên của đảng Xã hội trở thành tổng thống Pháp kể từ năm 1995. Ông Sarkozy từng tuyên bố rằng, nếu không tái đắc cử tổng thống Pháp lần này thì ông sẽ rút khỏi mọi hoạt động chính trị.

Tại cuộc bầu cử tổng thống Pháp vòng một, ứng viên Le Pen giành được 17,9 % phiếu ủng hộ, nhiều hơn chờ đợi. Điều này làm tăng uy tín và vị thế của một đảng cực hữu trên chính trường Pháp.

Bà Le Pen nói rằng, Tổng thống Sarkozy đã mượn ý tưởng của bà trong bài hùng biện chống nhập cư và các chủ đề về xác định bản tính dân tộc Pháp.

Nhà chính trị cực hữu này thường xuyên chỉ trích Tổng thống Sarkozy, nói rằng ông không còn cơ hội để trở lại Điện Ellysse nữa.

Mục tiêu tranh cử lần này của bà Le Pen không phải để trở thành tổng thống Pháp mà chỉ để giành được tỷ lệ phiếu ủng hộ gần 16,8% tương đương mức mà cha của bà từng giành được trong cuộc đấu với đương kim Tổng thống Pháp thời đó là Jacques Chirac.

Theo các nhà phân tích, cho dù kết quả cuộc bầu cử tổng thống Pháp năm nay diễn ra thế nào, Liên minh châu Âu (EU) cũng bị tác động lớn.

Trong cuộc khủng hoảng nợ công đang làm lụn bại và chia rẽ EU, liên minh tay đôi Pháp-Đức được coi là đầu tàu dẫn dắt EU vượt qua khó khăn về kinh tế tài chính, đặc biệt là tại khối các nước EU sử dụng đồng tiền chung euro.

Nếu ông Sarkozy tái đắc cử, liên minh “Merkozy”, lấy tên tắt của Thủ tướng Đức Merkel với tên cuối của Tổng thống Pháp Sarkozy ghép lại, sẽ tiếp tục.

Nhưng nếu ông Hollande đắc cử tổng thống Pháp, Paris sẽ đòi sửa đổi hiệp ước thắt lưng buộc bụng của các nước trong khu vực đồng euro theo hướng phải bổ sung nội dung tăng trưởng kinh tế, chứ không chỉ là cắt giảm giá thành và chi tiêu công.

Chủ trương tăng thuế thu nhập đánh vào người giàu của ông Hollande cũng gây nhiều lo ngại cho các nhà tài phiệt ở Pháp và EU nói chung.

Nguyễn Đại Phượng
Tổng hợp

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Lưu ý để đi tàu metro số 1 TPHCM miễn phí
Lưu ý để đi tàu metro số 1 TPHCM miễn phí
TPO - Đơn vị vận hành tuyến metro số 1 dự kiến từ ngày 1/1/2025 đến ngày 9/1/2025 sẽ hoàn thành tính năng đọc thẻ căn cước, căn cước công dân (CCCD) gắn chíp. Người dân có thể sử dụng thẻ CCCD gắn chip quét thẻ tại thiết bị đầu đọc ở các cổng soát vé để đi tàu điện metro số 1 trong giai đoạn miễn phí.