Ông lão si tình 13 lần thi đại học để tìm 'người trong mộng'

Thí sinh đặc biệt lập 2 kỷ lục: Dự thi đại học ở tuổi 64 và đã thi tới 13 lần.
Thí sinh đặc biệt lập 2 kỷ lục: Dự thi đại học ở tuổi 64 và đã thi tới 13 lần.
“Từ mối tình đẹp nhưng không thành này, những khi vào Huế đi thi, năm nào tôi cũng ghé nơi tình yêu bắt đầu, dùng đá viết lên tường để giữ lời hứa, tuy biết là vô vọng, rất khó có thể gặp lại em', ông Nguyễn Văn Minh (64 tuổi, tỉnh Quảng Trị) kể.

Ông Minh có lẽ là thí sinh lập kỷ lục về số lần dự thi ĐH nhiều nhất và lớn tuổi nhất dự thi trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014.

"Từ mối tình đẹp nhưng không thành này, những khi vào Huế đi thi, năm nào tôi cũng ghé nơi tình yêu bắt đầu, dùng đá viết lên tường để giữ lời hứa, tuy biết là vô vọng, rất khó có thể gặp lại em. Dù có thể em đã lấy chồng xa, ở nước ngoài, thậm chí em đã chết do bệnh tật hoặc chiến tranh, nhưng đó là một kỷ niệm đẹp. Thi thoảng nghe ai đó ở Đông Hà nói có người tìm tôi, tôi đều liên tưởng đến em. Dù bây giờ thằng Minh này đã già, là một kẻ vô vị, không còn phong độ, trẻ trung như xưa”, ông Minh nhìn về phía xa hoài niệm.

64 tuổi, 13 lần dự thi ĐH

Ông Minh quê ở thôn Hạ Lang, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, đến tuổi đi học được cha mẹ chuyển ra Đông Hà sinh sống. Học hết lớp 9, thời đó Đông Hà chưa có trường cấp 3, ông hoặc phải vào thị xã Quảng Trị học, hoặc thi vào trường Quốc học Huế. Do ở Huế có người thân, sức học cũng khá nên cậu thiếu niên đã thi đậu ngôi trường danh tiếng bậc nhất miền Trung này.

Ông Minh hồi ức, học xong phổ thông, ông liên tục dự thi đại học sáu năm vẫn chưa đậu. Sáu năm, nhưng thi tới bảy lần vì năm 1972 do chiến tranh, được thi đến hai lần. Sau đó ông đã học ngành trung cấp sư phạm tiểu học ở Huế hai năm.

Từ năm 1976 đến 1982, ông làm giáo viên ở trường tiểu học Nam Đông (Huế), sau đó được thuyên chuyển về trường tiểu học Quảng Phú (Huế) dạy thêm sáu năm nữa. Công tác trong ngành giáo dục được 13 năm, ông bị đau dạ dày nặng nên được nghỉ chế độ, mất sức 61%. Cả gia đình quyết định chuyển ra lại sinh sống tại TP. Đông Hà cho đến nay. “Ngày ngày tôi buồn bã vì không còn được đứng lớp, truyền đạt kiến thức cho học trò”, ông buồn bã

Năm 2008, ông Minh dự thi khối V (Toán, Lý, Vẽ hình họa) vào ngành Kiến trúc ĐH Khoa học Huế. Không đậu. Một năm sau ông tiếp tục thi vào trường đó với ngành Toán khối A. Năm 2010, ông có đăng ký dự thi nhưng vì đau răng nên không thi được. Trong hai năm 2011–2012, ông lại dự thi vào ngành Vật lý khối A vẫn trường nêu trên. Kết quả vẫn không thay đổi.

Bốn năm trời đeo đuổi thi khối A không đậu, năm 2013 ông thay đổi “chiến thuật”, chuyển qua thi khối D3 (Toán, Văn, Tiếng Pháp) vào ngành sư phạm tiếng Pháp ĐH Ngoại ngữ Huế. Lại trượt. Năm nay ông dự thi lại ngành yêu thích của mình là ngành Lý ĐH Khoa học Huế.

Những năm trước, tuy thi không đậu nhưng tổng điểm của ông đều được từ 7-10 điểm, trong đó môn Vật lý là “sở trường”. Như vậy từ thời còn trai trẻ đến lúc tuổi đã xế chiều, ông dự thi ĐH tổng cộng đã 13 lần. Ông quả quyết: “Sang năm, dù 65 tuổi, tôi vẫn tiếp tục thi”.

Bí mật sâu kín đi thi vì… nhớ mối tình đầu

Có một điều làm bạn đọc thắc mắc từ đầu tới giờ: Vì sao ông quả quyết “dù thi đậu cũng không học”? Lý do phải chăng như lời ông nói “muốn thử sức”, “vì ham học”…? Gặng hỏi điều này, ông ôm mặt khóc: Một phần vì tình yêu đầu đời.

Ông lão si tình 13 lần thi đại học để tìm 'người trong mộng' ảnh 1

Bức tường nơi hằng năm, đến mùa thi ông Minh đều ghi lại dòng chữ N254 để tưởng nhớ đến mối tình đầu.

Ông bộc bạch kể về mối tình đầu gần 50 năm vẫn ám ảnh: “Vợ tôi bây giờ là mối tình thứ ba của tôi, trước đó khi còn là học sinh tôi có yêu một cô được 7 năm, sau đó lại yêu người con gái khác cũng được 5 năm”

“Mối tình đầu của tôi là một cô gái Huế chính gốc, em đẹp và có giọng nói nhẹ nhàng và sâu lắng nên tôi thường gọi em là con chim Phượng Hoàng. Hồi đó, tôi học ở trường Quốc học, còn em học ở một trường bên cạnh trường tôi đó là trường nữ sinh Đồng Khánh (nay là trường Hai Bà Trưng -PV). Chúng tôi yêu nhau từ năm 1966 đến năm 1972, say đắm và rất trong sáng, nhưng mẹ của em lại định hướng cho em lấy một anh chàng sĩ quan Quân đội Sài Gòn nhà giàu, còn tôi là một cậu học trò nghèo rớt mùng tơi, gia đình em cho rằng không xứng”.

“Cuộc tình của tôi và em bắt đầu từ 2 vách tường đối diện nhau của 2 ngôi trường mà khi đó chúng tôi đang theo học. Thời đó hai vách tường đã chứng kiến biết bao kỷ niêm đẹp của tình yêu chúng tôi. Vì thế khi chia tay để em theo gia đình sống ở nơi khác, cả hai đã ngậm ngùi thề rằng đây là “nhân chứng của tình yêu”. Cô ấy khắc lên đó dòng chữ “N254”, cái tên quen thuộc mà em vẫn thường trêu tôi ngày đi học. Tôi và em thề hẹn, sau này dù có chiến tranh hay vì bất cứ lý do nào buộc chúng tôi xa cách, thì vào mùa thi, hai đứa cũng cố gắng tìm lại nhau. Vậy mà biết bao mùa thi đã qua, biết bao dòng chữ “N254” được tôi khắc lên dày hai bức tường thế mà em vẫn không một lời hồi đáp”.

“Sở dĩ có ký hiệu “N254” vì tôi quen thân với em trai của cô ấy, cô ấy sinh năm 1952, tôi thì sinh năm 1950, nhưng khi mới quen cô ấy, tôi giả vờ mình sinh năm 1954, và cũng vì mình là bạn của người em nên tôi gọi cô ấy bằng chị. Sau đó khi đứa em trai biết tôi và chị cậu ấy yêu nhau, cậu ấy hay gọi tôi với cái tên thân mật là “anh Hai năm tư”. Anh Hai là ngay từ lúc đó cậu ấy gọi tôi bằng anh. Thời xưa chữ N người ta thường đọc là “anh nờ”. Còn “năm tư” là năm sinh mà tôi đã giả bộ với cô ấy lúc mới quen. “Anh Hai năm tư” được ký hiệu là N254, chỉ có ba người chúng tôi biết và hiểu ý nghĩa”.

“Từ mối tình đẹp nhưng không thành này, những khi vào Huế đi thi, năm nào tôi cũng ghé nơi tình yêu bắt đầu, dùng đá viết lên tường để giữ lời hứa, tuy biết là vô vọng, rất khó có thể gặp lại em. Dù có thể em đã lấy chồng xa, ở nước ngoài, thậm chí em đã chết do bệnh tật hoặc chiến tranh, nhưng đó là một kỷ niệm đẹp. Thi thoảng nghe ai đó ở Đông Hà nói có người tìm tôi, tôi đều liên tưởng đến em. Dù bây giờ thằng Minh này đã già, là một kẻ vô vị, không còn phong độ, trẻ trung như xưa”, ông nhìn về phía xa hoài niệm.

Chúng tôi tới Huế, tìm đến đường Nguyễn Trường Tộ, nơi có hai bức tường màu hồng giáp ranh trường Quốc Học và trường Hai Bà Trưng, quả thật điều ông Minh nói là đúng. Ở đoạn chính giữa bức tường của trường Hai Bà Trưng, vẫn còn một dòng chữ N254 đã mờ. Chắc do mưa nắng, những dòng “mật mã” bao nhiêu năm qua ông Minh viết đã bị xóa sạch theo thời gian. Nay chỉ còn một dòng chữ được ông Minh khắc, có lẽ trong mùa thi năm nay./.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.