Nhà khoa học Marc Koska đã làm việc suốt 27 năm để ngăn chặn việc tái sử dụng kim tiêm. Tuy nhiên, trên thực tế rất nhiều người vẫn dùng chung ống kim tiêm hoặc tái sử dụng kim tiêm cho lần sau. Điều đó làm gia tăng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Do đó, việc tạo ra loại ống kim tiêm tự phân hủy là điều vô cùng quan trọng. Loại kim tiêm tự phân hủy K1 ra đời từ đó.
Cấu tạo của ống kim tiêm K1 khá đơn giản. Nó gồm một vòng nhỏ nằm phía trong xi-lanh. Một pittong được thiết kế đặc biệt sao cho chỉ có thể rút lên một lần, nếu tiếp tục kéo pittong nhiều lần về phía sau, pittong sẽ tự động bị vỡ, ngăn cản việc tái sử dụng.
Công nghệ này khá đơn giản, nó chỉ cần một điều chỉnh nhỏ trên khuôn đúc xy-lanh tại các nhà máy sản xuất là có thể sản xuất hàng loạt ống kim tiêm dùng một lần và tự phân hủy.
Tuy nhiên, K1 chỉ được dùng một lần nên ước tính chi phí sản xuất K1 khá lớn. Hiện nó được sử dụng trước tiên ở các nước phát triển, nơi có đủ kinh phí để sản xuất hàng loạt loại kim tiêm khác biệt này.
Theo thống kê của tổ chức Y tế Thế giới ( WHO), trên thế giới mỗi năm có khoảng 1,3 triệu người chết vì các bệnh lây truyền qua việc sử dụng lại hoặc dùng chung kim tiêm. Những đối tượng nghiện ngập dùng chung kim tiêm trong những lần trích thuốc. Hơn thế, một số bác sĩ còn dùng lại kim tiêm để tiêm nhiều lần cho các bệnh nhân. |
Gia Bảo
Theo Gizmag