Ớn lạnh cảnh thợ trèo lên cây cao chót vót lấy mật ong ở miền Tây

Ớn lạnh cảnh thợ trèo lên cây cao chót vót lấy mật ong ở miền Tây
TPO - Hàng ngày người thợ trèo lên cây cao giữa đàn ong hàng nghìn con quây quanh, bất chấp nguy hiểm lấy mật để mưu sinh.

Ông Lê Văn Khả, 41 tuổi ở ấp Long Trường 3, xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang sống bằng nghề bắt ong mật gần chục năm nay. Ông cho biết, trước đây ông đi mua tre trong vườn rồi chở xuống miệt Cà Mau, Sóc Trăng bán lại. Trong lúc đốn tre trong vườn thì thường xuyên gặp ong làm tổ trên cây. Khi ấy, ông vừa đốn tre vừa bắt ong lấy mật. Càng về sau, ông thường xuyên đi bắt ong trong vườn ở khắp nơi để mưu sinh hằng ngày.

Theo ông Khả, nghề này vất vả, nguy hiểm, phải trèo cao, ong chích bầm mình mẩy là chuyện thường, riết quen. Có hôm trúng thì được dăm ba lít bán vài trăm nghìn nhưng có hôm đi về tay không. 

Ớn lạnh cảnh thợ trèo lên cây cao chót vót lấy mật ong ở miền Tây ảnh 1 Đàn ong trên cây cao hơn chục mét 
Ớn lạnh cảnh thợ trèo lên cây cao chót vót lấy mật ong ở miền Tây ảnh 2 Đàn ong bám trên cây 
Ớn lạnh cảnh thợ trèo lên cây cao chót vót lấy mật ong ở miền Tây ảnh 3 Ông Khả trèo lên cây 

Ghi nhận của phóng viên Tiền Phong, sáng 13/11, sau khi thỏa thuận mua đàn ong trên cây của một hộ dân sau vườn với giá 200.000 đồng, ông Khả trèo lên cây cao hơn chục mét rồi dùng khói xua đàn ong đi để cắt lấy mật. Để chuẩn bị trèo lên cao ông trang bị "thuốc" bôi lên mình để không bị đốt, tuy nhiên vẫn không tránh khỏi. Ông cho biết, ở cây này để trèo lên tới ổ thì phía dưới còn phải qua 3 ổ ong bần bám trong thân cây.

Sau khi chuẩn bị xong, từ dưới đất ông trèo một mạch lên tới đàn ong rồi dùng khói hun để đàn ong túa ra ngoài, khi ấy hàng nghìn con quây quanh mình. Khoảng dăm phút, ông cắt xong ổ đem xuống dưới đất một cách gọn gàng nhưng không may là ổ này không có mật. "Thấy ổ to hoành tráng vậy chứ còn hên xui, có khi được 1 - 2 lít mật nhưng có khi trắng tay, như hôm nay", ông Khả buồn bã nói.

Ớn lạnh cảnh thợ trèo lên cây cao chót vót lấy mật ong ở miền Tây ảnh 4 Xông khói cho ong bay ra 
Ớn lạnh cảnh thợ trèo lên cây cao chót vót lấy mật ong ở miền Tây ảnh 5 Đàn ong túa ra 
Ớn lạnh cảnh thợ trèo lên cây cao chót vót lấy mật ong ở miền Tây ảnh 6 Ông Khả dùng lưới bảo vệ mặt 
Ớn lạnh cảnh thợ trèo lên cây cao chót vót lấy mật ong ở miền Tây ảnh 7 Dùng tay cắt ổ 
Ớn lạnh cảnh thợ trèo lên cây cao chót vót lấy mật ong ở miền Tây ảnh 8 Cắt ổ xong 
Ớn lạnh cảnh thợ trèo lên cây cao chót vót lấy mật ong ở miền Tây ảnh 9 Cắt ổ lấy mật 
Ớn lạnh cảnh thợ trèo lên cây cao chót vót lấy mật ong ở miền Tây ảnh 10 Sản phẩm thu được nhưng không có mật 
Ớn lạnh cảnh thợ trèo lên cây cao chót vót lấy mật ong ở miền Tây ảnh 11 Sáp ong 

Khi bắt xong đàn ong ở đây, ông Khả lên xuồng chạy vài cây số theo kênh thủy lợi trên đồng để tìm đàn khác. Sau đó, bắt gặp đàn ong đeo trên cây cam, ông dừng lại lấy đồ nghề làm tương tự như đàn trước, tuy nhiên, không may đàn này vẫn không có mật.

Ông giải thích, do người khác mới bắt cách đây vài hôm, giờ ong mới gom về nên chưa có mật. "Nghề này không dễ ăn nên ít ai làm chứ dễ thì không còn ong để bắt. Hôm nào trúng cũng kiếm được vài trăm nhưng có hôm đi về tay không", ông Khả tâm sự. 

Ớn lạnh cảnh thợ trèo lên cây cao chót vót lấy mật ong ở miền Tây ảnh 12 Ông Khả chạy xuồng đi tìm ong 
Ớn lạnh cảnh thợ trèo lên cây cao chót vót lấy mật ong ở miền Tây ảnh 13 Đàn ong bám trên cây cam 
Ớn lạnh cảnh thợ trèo lên cây cao chót vót lấy mật ong ở miền Tây ảnh 14 Ông Khả dùng khói hun cho ong bay ra      ẢNH: HÒA HỘI
MỚI - NÓNG
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
Đại sứ Pháp mặc áo dài, nói về Tết cổ truyền Việt Nam
TPO - Đại sứ Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet chia sẻ về những dấu ấn ngoại giao giữa hai nước trong năm 2024, những lĩnh vực hợp tác tiềm năng, những cảm nhận của cá nhân ông về văn hóa Việt Nam. Ông bày tỏ sự ấn tượng khi thấy nhiều người Việt Nam có thể vận chuyển những cây đào, cây quất rất to bằng xe máy mỗi dịp Tết cổ truyền về.