Olympic Việt Nam kiểm tra thể lực bằng thiết bị trị giá 10 tỷ đồng

Olympic Việt Nam kiểm tra thể lực bằng thiết bị trị giá 10 tỷ đồng
Olympic Việt Nam vừa tổ chức bài kiểm tra sức bền bằng dàn thiết bị điện tử trị giá 10 tỷ đồng.

Cái tên kỳ lạ, thông số tăng cấp

Có hai phần thi trong buổi kiểm tra thể lực của đội tuyển Olympic Việt Nam. Sau khi tham gia phần kiểm tra tốc độ với yêu cầu chạy cự ly 30 mét trong vòng 4 phút, đội tuyển Olympic Việt Nam chia làm hai nhóm tham gia phần thi thứ hai. 15 cầu thủ/ nhóm được đeo thiết bị quanh ngực cùng một chiếc đồng hồ. Họ sẽ chạy trong cự ly khoảng 40 mét cả đi và về trong một lượt yêu cầu của máy điện tử.

Họ buộc phải chạm đích đúng thời điểm thiết bị này kêu lên tiếng bíp. “Người ta gọi đó là bài kiểm tra Yoyo. Bởi cầu thủ sẽ phải chạy tới rồi chạy lại giống như cái Yoyo vậy”, một thành viên tham gia hỗ trợ giám sát phần thi của Olympic Việt Nam phân tích.

Olympic Việt Nam kiểm tra thể lực bằng thiết bị trị giá 10 tỷ đồng ảnh 1
 
Olympic Việt Nam kiểm tra thể lực bằng thiết bị trị giá 10 tỷ đồng ảnh 2

Cầu thủ Olympic Việt Nam đeo đồng hồ và vòng đo điện tử trước khi tham gia phần thi - Ảnh: Minh Tuấn

Bên cạnh cái tên còn tương đối lạ lẫm thì yêu cầu của bài kiểm tra cũng là điều đáng chú ý. Mức độ yêu cầu tất nhiên sẽ tăng lên mỗi lượt, nhưng con số sẽ mang đến cảm giác tăng một cách đột ngột thay vì theo trật tự logic. Cụ thể, cấp độ sẽ được tăng từ 5.1; 8.1; 11.1; 11.2; 12.3; 13.3… Ví dụ 5.1 tương đương với vận tốc 10 km/h; 8.1 là 11,5 km.h; 11.1 là 13 km/h…

Con số đó sẽ có ý nghĩa với các chuyên gia. Còn với các cầu thủ, họ đơn giản phải kiểm soát thời gian xuất phát và về đích thông qua tiếng bíp của máy điện tử. Tất nhiên ở mỗi cấp độ kể trên, thời gian máy điện tử phát ra tiếng bíp cũng thay đổi. Nhiều cầu thủ đến mức độ tầm 14.6 đến 19.6 đã phải dừng lại phần thi khi không thể về đích đúng tiếng bíp.

Olympic Việt Nam kiểm tra thể lực bằng thiết bị trị giá 10 tỷ đồng ảnh 3
Olympic Việt Nam kiểm tra thể lực bằng thiết bị trị giá 10 tỷ đồng ảnh 4

Lần lượt các cầu thủ phải kết thúc phần thi của mình vì mức độ tăng lên ở bài kiểm tra - Ảnh: Minh Tuấn

Không đơn thuần là sức bền

Kết thức phần kiểm tra , hậu vệ Vũ Văn Thanh và trung vệ Huỳnh Tấn Sinh là những người trụ lại cuối cùng của hai đợt thi. Với Văn Thanh, anh chỉ dừng lại phần thi của mình ở cấp độ 19.4. Còn Tấn Sinh, ấn tượng hơn khi kết thúc bài kiểm tra Yoyo ở cấp độ 20.6. Với nhiều người quan sát một cách trực diện, đó là hai cầu thủ bền bỉ nhất của Olympic Việt Nam.

Còn với HLV Park Hang Seo và đội ngũ trợ lý, họ nghĩ đến một yếu tố mang đậm tính khoa học hơn. Đó là khả năng phục hồi của cầu thủ qua nhịp tim. Như đã nói thì trước khi tham gia thi, tất cả cầu thủ đều được đeo một chiếc đồng hồ và buộc quanh ngực vòng đo. Ngay sau khi kết thúc phần thi, họ lập tức được trợ lý đội tuyển đo mạch, kiểm tra thông số trên đồng hồ đeo tay.

Olympic Việt Nam kiểm tra thể lực bằng thiết bị trị giá 10 tỷ đồng ảnh 5

HLV Park Hang Seo  theo dõi kỹ càng thái độ tham gia phần thi của các cầu thủ - Ảnh: Minh Tuấn

Olympic Việt Nam kiểm tra thể lực bằng thiết bị trị giá 10 tỷ đồng ảnh 6

Các trợ lý của ông Park ghi chép cẩn thận thông số đo được từ cầu thủ sau phần thi - Ảnh: Minh Tuấn

“Ban huấn luyện của Olympic Việt Nam muốn đánh giá 2 tiêu chí. Một là xem cầu thủ của mình bền tới đâu. Và hai là xem mạch qua đồng hồ. Mạch không cao quá mức tức là khả năng ưa khí tốt (khả năng chuyển hóa oxi vào máu), tim không bị ép đập nhanh, chứng tỏ phục hồi tốt”, một nhân viên hỗ trợ trong buổi kiểm tra phân tích thêm. “Như kết quả đánh giá thì có thể thấy Đức Chinh có khả năng phục hồi tốt, dù cấp độ chạy không cao. Hùng Dũng thì chạy bền, cấp độ tốc độ cao nhưng mạch lại lên cao, chứng tỏ phục hồi không tốt bằng. Còn Tấn Sinh thì cả bền bỉ lẫn ưa khí đều tốt”.

Cần nhấn mạnh rằng, bài kiểm tra này không đồng nghĩa với việc sẽ chọn ai hay loại ai trong lực lượng Olympic Việt Nam. Mà qua những cơ sở khoa học thu thập được, Ban huấn luyện Olympic Việt Nam sẽ điều chỉnh kế hoạch tập thể lực, chọn cầu thủ phù hợp cho từng vị trí sao cho hợp lý.

Theo Theo Bongdaplus
MỚI - NÓNG
Mưa lớn gây ngập ở Hà Tĩnh
Mưa lớn gây ngập ở Hà Tĩnh
TPO - Mưa lớn kéo dài cùng nước từ thượng nguồn đổ về đã gây ngập úng, chia cắt giao thông một số khu vực ở Hà Tĩnh. Ngành chức năng địa phương đã xả tràn các hồ chứa để ứng phó mưa lũ có thể xảy ra.