Ô tô có thể bay qua 7.000 hòn đảo của Philippines?

TPO - Luft Pinoy là một chiếc xe ô tô chạy điện kết hợp với hệ thống eVTOL chạy bằng hydro để tạo ra một chiếc ô tô bay thiết thực cho việc di chuyển trên đảo. Đây là sự kết hợp độc đáo giữa xe tải nhỏ chạy điện và máy bay. Điều này có thể sớm tạo ra một cuộc cách mạng hóa việc đi lại giữa các đảo ở Philippines.
Ô tô có thể bay qua 7.000 hòn đảo của Philippines? ảnh 1

Dự án ô tô bay của Philippines mới chỉ là ý tưởng

Các nhà thiết kế tuyên bố rằng, phương tiện đặc biệt này, hiện vẫn chỉ là ý tưởng, nhưng nó sẽ có thể di chuyển cả trên mặt đất và trên không và chạy bằng điện hoặc hydro.

Dự án cất cánh và hạ cánh thẳng đứng bằng điện Luft Pinoy (eVTOL) đang được thiết kế như một phương thức mới để đi qua 7.101 hòn đảo trên quần đảo Philippines.

Dự án này đang được phát triển thông qua sự hợp tác giữa công ty khởi nghiệp LuftCar có trụ sở tại Florida,Mỹ và eFrancisco Motor Corporation (eFMC) từ Philippines với nguyên mẫu dự kiến sẽ hoàn thành trước cuối năm 2024.

Santh Sathya, Giám đốc điều hành của LuftCar, cho biết: “Khái niệm phương tiện bay của chúng tôi được thiết kế riêng để kết nối các quần đảo và phục vụ chở hàng hóa, xe cứu thương hàng không, du lịch và các ngành vận tải trong khu vực. Động cơ đẩy hydro của chúng tôi sẽ phục vụ nhu cầu vận chuyển đường dài và tải trọng nặng trong khu vực".

Ô tô bay được vận hành như thế nào?

Mặc dù nguyên mẫu đầy đủ vẫn chưa được sản xuất nhưng ý tưởng khá đơn giản. Thành phần chính của Luft Pinoy là một chiếc xe tải nhỏ có thể tùy chỉnh chạy bằng pin nhiên liệu hydro hoặc hệ thống pin điện để vận chuyển trên đường. Khi cần bay, chiếc minivan này có một khung phụ để gắn nó vào khung máy bay eVTOL có bốn cánh quạt và hệ thống năng lượng hydro riêng. Điều này sẽ biến chiếc xe tải thành một chiếc máy bay nhỏ có thể cất cánh và hạ cánh thẳng đứng mà không cần đường băng.

Mặc dù trông không bóng bẩy như taxi hàng không, eVTOL được thiết kế để chở khách trong môi trường đô thị. Luft Pinoy có thể hạ cánh trên một đường băng địa phương, tách rời khung máy bay và tiếp tục phần còn lại của hành trình bằng đường bộ. Sử dụng hydro để cung cấp năng lượng cho eVTOL có thể mang lại phạm vi hoạt động xa hơn và khả năng nâng trọng lượng tốt hơn.

Trung tâm Hiệu quả Năng lượng Copenhagen cho biết: “Có tiềm năng triển khai thành công pin nhiên liệu hydro cho xe tải đường dài, xe lửa và xe cứu thương”.

So với pin lithium-ion, pin nhiên liệu hydro cũng nhiều năng lượng hơn do có thể được sử dụng trong hệ thống truyền động vừa nhẹ hơn, vừa mạnh hơn. Và vì pin nhiên liệu hydro không lưu trữ năng lượng mà tạo ra năng lượng từ nhiên liệu hydro nên chúng có thể được lấp đầy chỉ trong vài phút sau khi cạn kiệt, giống như một chiếc ô tô chạy bằng xăng.

Chưa có luật cho ô tô bay

Nếu một nguyên mẫu của Luft Pinoy xuất hiện trong năm nay, nó vẫn có thể bị cản trở do thiếu luật chung và xây dựng luật xung quanh việc sử dụng ô tô bay.

Tại Mỹ, các nhà sản xuất phải vượt qua các rào cản pháp lý trước khi xe eVTOL có thể bắt đầu được vận hành. Hiện tại, ô tô bay phải tuân thủ mọi quy định trên đường như bất kỳ ô tô nào khác, đồng thời cũng có những hạn chế tương tự như máy bay nhỏ, chúng không thể cất cánh hoặc hạ cánh trên đường trừ trường hợp khẩn cấp.

Tuy nhiên, Cục Hàng không Liên bang của Mỹ đặt mục tiêu đến năm 2028 sẽ xuất hiện việc sử dụng eVTOL ở Mỹ cũng quy trình quản lý, chứng nhận vận hành ô tô bay.

Theo Live Science
MỚI - NÓNG