Chàng MC sinh viên nổi tiếng dự định mở triển lãm Trường Sa
Cuộc sống của cô nữ sinh Dương Tố Đào cũng thay đổi rất nhiều sau khi làm clip "Lịch sử Việt Nam" . |
Dương Tố Đào, 24 tuổi, quê Cà Mau, vừa tốt nghiệp ngành Đồ họa ứng dụng, ĐH Công nghệ Sài Gòn loại Giỏi. Clip “Việt Nam, hình hài một chữ S” là đồ án tốt nghiệp của Tố Đào, được thực hiện trong thời gian ba tháng.
Sau sự thành công ngoài tưởng tượng của clip, Dương Tố Đào cũng nhận được nhiều lời mời hợp tác và làm việc đến từ rất nhiều công ty, tổ chức.
Cùng nghe nữ sinh xinh đẹp chia sẻ về tình yêu đối với môn lịch Sử và cách biến môn học này không còn nhàm chán.
Những dữ kiện được đưa vào clip đã được Dương Tố Đào chọn lọc rất kỹ . |
Clip “Việt Nam hình hài một chữ S” của bạn khi vừa đưa lên Youtube đã có hơn 340.000 lượt truy cập và có rất nhiều lời khen ngợi. Bạn suy nghĩ gì về điều này? Nội dung lịch sử Việt Nam rộng lớn cũng khiến cô bạn rất khó khăn trong việc lựa chọn .
Mình cảm thấy vô cùng bất ngờ và ngoài sức tưởng tượng. Bản thân mình không ngờ clip này lại nhận được sự yêu mến của mọi người đến như vậy.
Cho tới hôm nay mình mới định thần được vì cứ ngỡ như việc này xảy ra với ai đó chứ không phải với mình.
Đưa các dữ liệu lịch sử vào trong đoạn clip, bạn có lo rằng có dữ kiện nào sai hoặc chưa chính xác sẽ ảnh hưởng đến ý nghĩa của clip?
"Theo mình, có lẽ các bạn trẻ ngày nay không thích học lịch sử cũng là do một phần cuốn sách giáo khoa không hấp dẫn". |
Trước khi đưa clip lên mạng, mình cũng nghĩ rằng clip sẽ có những sai sót mà bản thân mình vẫn chưa thể nhận ra được. Bởi vì lịch sử Việt Nam quá rộng lớn và thậm chí còn nhiều sự kiện vẫn còn đang tranh cãi ngay trong chính các nhà sử học.
Điều này cũng đã được mình chia sẻ ngay dưới đoạn clip được post lên mạng. mình cũng mong mọi người thông cảm và có những góp ý để mình hoàn thiện clip này.
Sau khi clip được dân mạng ủng hộ, Dương Tố Đào cũng nhận được nhiều lời mời làm việc, hợp tác từ các công ty. |
Trong quá trình làm clip này, điều khó khăn nhất đối với bạn là gì?
Đối với mình, khi làm đề án này thì gặp rất nhiều khó khăn. Trước hết mình phải đi sưu tầm tư liệu. Mình phải đi mua sách lịch sử từ lớp 4- 12 và xem lại toàn bộ lịch sử Việt Nam được thể hiện trong đó như thế nào. Bên cạnh đó mình cũng mua thêm cuốn sách “Việt Nam Sử lược” của Trần Trọng Kim và nhiều cuốn sách tham khảo khác. Bên cạnh đó mình còn tìm hiểu thông tin trên Wikipedia, Youtube…
Đối với những dữ kiện còn đang tranh cãi giữa các nhà sử học thì mình sẽ chọn phương án được nhiều nhà khoa học đồng tình nhất hoặc sẽ đưa ra khoảng thời gian cho sự kiện đó.
Ví dụ đối với khu vực Tây Nguyên, có tài liệu nói là năm 1834 vua Minh Mạng cho sát nhập Tây Nguyên vào lãnh thổ, nhưng lại có tài liệu cho rằng đó là năm 1830. Ở trường hợp này, em sẽ để rằng vua Minh Mạng cho sát nhập vùng Tây Nguyên vào lãnh thổ khoảng từ năm 1830-1834.
Tuy nhiên, khi có tư liệu để lên được nội dung cũng là một điều vô cùng khó khăn. Để nội dung ngắn gọn thì chữ đưa lên phải ít. Từ hơn 4.000 từ em phải rút gọn nhiều lần để còn chỉ hơn 1.000 từ.
Trong quá trình làm clip này, có nhiều lúc làm cho kịp tiến độ của đồ án, mình phải thức trắng đêm để làm việc. Vì vậy, giờ giấc sinh hoạt của mình bị xáo trộn rất nhiều.
Làm đồ án xong, mình đã bị giảm 4-5 kg. Trước kia mình khoảng 42 kg nhưng giờ chỉ còn 37 kg.
Bạn suy nghĩ gì về việc dạy và học lịch sử trong nhà trường phổ thông ở Việt Nam hiện nay?
Thực ra, sau 12 năm học mình cũng không nhớ được nhiều về lịch sử Việt Nam. Trước khi làm clip này, mình cũng chỉ biết được một vài sự kiện lịch sử quan trọng như ngày 2/9, ngày 30/4… nhưng hỏi sâu hơn về lịch sử Việt Nam thì bản thân mình cũng không nắm được.
Bản thân mình cảm nhận thấy sách giáo khoa lịch sử còn khô khan, ít hình ảnh minh họa và có điều gì đó khiến mình cảm thấy không hứng thú để đọc.
Theo mình, có lẽ các bạn trẻ ngày nay không thích học lịch sử cũng là do một phần cuốn sách giáo khoa không hấp dẫn.
Nhiều ý kiến cho rằng, học sinh Việt thuộc lịch sử Trung Quốc hơn cả lịch sử Việt Nam. Là một người trẻ, bạn có cảm thấy buồn khi nghĩ về điều này?
Đối với Trung Quốc, họ có một nền điện ảnh đồ sộ nên họ có thể làm được những tác phẩm điện ảnh hoành tráng về lịch sử của họ. Tuy nhiên, nền điện ảnh của nước mình chưa thể làm được như thế nên dù rất muốn nhưng nhiều khi “lực bất tòng tâm”.
Mình nghĩ rằng không phải các bạn trẻ Việt Nam không muốn tìm hiểu về lịch sử của nước mình.
Bây giờ, nếu chúng ta muốn giới trẻ quan tâm hơn đến lịch sử thì theo mình chính những người trẻ phải dạy lịch sử cho người trẻ. Người trẻ với những góc nhìn mới sẽ có cách truyền đạt lịch sử khiến mọi người thích thú. Sau đó, tự họ tìm hiểu, họ sẽ truyền cảm hứng cho giới trẻ thì sẽ dễ tiếp nhận hơn.
Mình sống trong đất nước Việt Nam, thì vận mệnh của quốc gia sẽ ảnh hưởng đến với các cá nhân . Nghĩa vụ tìm hiểu lịch sử dân tộc là trách nhiệm của mỗi người.
Theo VTC News